Trong thang bảng lương của công ty ông Hiếu có 2 loại phụ cấp như sau:
Các khoản chi khác không tính vào thu nhập chịu thuế
Các khoản chi không tính vào thu nhập chịu thuế
Khoản chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại và trang phục
Theo tiết đ.4 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế bao gồm một số trường hợp sau:
- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: Mức khoán chi áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính;
- Đối với NLĐ làm việc trong các tổ chức kinh doanh, văn phòng đại diện: Mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN;
- Đối với NLĐ làm việc trong các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: Mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế TNCN
Khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 111
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp dưới đây sẽ không tính vào thuế TNCN.
(1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định về ưu đãi người có công;
(2) Trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;
(3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh hoặc các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;
(4) Phụ cấp làm việc độc hại, nguy hiểm đối với những ngành nghề hoặc công việc ở nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
(5) Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực;
(6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp TNLĐ, BNN, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, mất việc làm, thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH;
(7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định;
(8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao theo quy định;
(9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài cư trú tại VN, người VN đi làm việc ở nước ngoài, người VN cư trú dài hạn ở nước ngoài về VN làm việc (quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
(10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
(11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản lợi ích khác không tính thuế thu nhập cá nhân
Các khoản lợi ích khác không chịu thuế TNCN
Bên cạnh các trường hợp theo quy định trên, một số khoản lợi ích không tính vào thu nhập chịu thuế khi kê khai thuế TNCN như sau:
- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho NLĐ hoặc thân nhân (con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng, vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp) của NLĐ;
Mức hỗ trợ không tính vào thuế TNCN là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền viện phí phải trả sau khi trừ số tiền chi trả của cơ quan BHXH.
- Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng hoặc đoàn thể;
- Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ;
- Các khoản ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, báo cáo chính trị; tham gia đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, công dân; trang phục và công việc khác liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng, Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban Thành ủy, Tỉnh ủy;
- Khoản chi mua vé máy bay khứ hồi do cơ quan thanh toán (hoặc trả hộ) cho NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, NLĐ là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần;
- Tiền học phí cho con của NLĐ nước ngoài làm tại VN học tại Việt Nam, con của NLĐ Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc từ mầm non đến THPT do người sử dụng lao động chi trả;
- Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển NLĐ là người nước ngoài làm việc tại VN theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn thông lệ quốc tế như ngành dầu khí, khai khoáng.
- Khoản TNCN nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không tính vào thu nhập chịu thuế nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học… thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.
Trên đây là toàn bộ nội dung về các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN mới nhất 2023. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
Dự kiến dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi sẽ được đăng ký chương trình xây dựng luật vào năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.
Hiện nhiều ý kiến kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Nuôi 2 người phụ thuộc, thu nhập đến 22 triệu đồng chưa phải nộp thuế
Theo Bộ Tài chính, số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 tăng 3,23%; năm 2021 tăng 1,84%; năm 2022 tăng 3,15% và CPI năm 2023 tăng 3,25%.
Như vậy, CPI biến động chưa đến 20% kể từ thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất (năm 2020), do đó Bộ Tài chính khẳng định theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13 (áp dụng từ 1/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020).
Theo đó, đã nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.
Với mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng, người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức đến 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc).
Và mức đến 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì chưa phải nộp thuế TNCN.
Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và phụ thuộc là mức cụ thể theo mặt bằng chung của xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp với nhu cầu tiêu dùng khác nhau.
Cá nhân có khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì Luật Thuế thu nhập cá nhân đã có quy định giảm thuế.
Giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng
Bộ Tài chính nhận định, giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng và chi tiêu bình quân đầu người một giai đoạn nhất định.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng của Việt Nam năm 2023 (theo giá hiện hành) là 4,96 triệu và nhóm hộ thu nhập cao nhất (50% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân 10,86 triệu đồng mỗi tháng một người.
Mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay, theo lập luận của Bộ Tài chính là 11 triệu đồng, đang cao hơn 2,2 lần so với thu nhập bình quân đầu người, cao hơn nhiều so với mức phổ biến các nước đang áp dụng từ 0,5 đến 1 lần, đồng thời cũng cao hơn thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số thu nhập cao nhất. Mức giảm trừ với người phụ thuộc, theo cơ quan này, cũng gần với thu nhập bình quân đầu người hiện nay.
Thuế TNCN điều tiết vào thu nhập của cá nhân. Việc thực hiện chính sách thuế TNCN có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại theo từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.
Cùng với các nguồn thu khác, nguồn thu từ thuế TNCN đã tạo nên quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng rất nhiều các nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Bộ Tài chính cho biết đang rà soát, đánh giá tổng thể Luật Thuế thu nhập cá nhân (trong đó có nội dung về mức giảm trừ gia cảnh...) để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung theo chương trình xây dựng luật của Quốc hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.
Dự kiến dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi sẽ được đăng ký chương trình xây dựng luật vào năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2025 và thông qua vào tháng 5/2026.