Viêm não là một bệnh lý viêm nhiễm ở não bộ với biểu hiện sốt cao, co giật, yếu liệt và hôn mê. Bệnh thường để lại nhiều di chứng nặng nề và có tỷ lệ tử vong khoảng 20%. Bệnh cảnh viêm não cấp thường do các nguyên nhân như: virus hoặc miễn dịch (hay còn gọi là tự miễn). Tại Việt Nam, 1/3 các trường hợp viêm não cấp ở người lớn xác định được tác nhân virus: virus gây viêm não Nhật Bản, virus dengue, Herpes simplex… Phần lớn các trường hợp viêm não còn lại không xác định được chính xác nguyên nhân.
Tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản
Tiêm vắc xin Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất:
Khoảng 40% người tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có các phản ứng phụ nhẹ và nhanh chóng biến mất như: đỏ, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm, đau đầu, đau cơ.
Các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn như nổi ban đỏ mày đay ngứa ngáy, phù ở mặt, và khó thở rất hiếm xảy ra. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau tiêm phòng hãy báo ngay cho cán bộ y tế.
Hầu hết mọi người đều có thể tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản một cách an toàn nhưng nếu bạn đang sốt, đang mang thai hoặc cho con bú hãy hỏi bác sỹ và cán bộ y tế về việc tiêm phòng vắc xin của mình. Vắc xin không được khuyến cáo tiêm cho trẻ em dưới 2 tháng tuổi bởi vì chưa khẳng định được sự an toàn và hiệu quả của vắc xin đối với trẻ em lứa tuổi này. Bạn cũng không nên tiêm vắc xin nếu đã có phản ứng dị ứng mạnh với bất cứ thành phần nào của vắc xin trong quá khứ.
Vì tiêm phòng vắc xin Viêm não Nhật Bản không đem lại hiệu quả 100% phòng bệnh, bạn nên tự bảo vệ mình tránh bị muỗi đốt khi đi du lịch hay khi đang sống tại các vùng có nguy cơ bị bệnh bằng cách:
Luôn sử dụng màn khi ngủ, có thể tẩm các loại hóa chất chống muỗi vào màn để tăng hiệu quả tránh bị muỗi đốt.
Phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi có trong nhà.
Phòng tránh muỗi đốt vào buổi chiều tối: muỗi mang virus Viêm não Nhật Bản thường hoạt động mạnh và truyền bệnh vào buổi chiều tối vì vậy hãy mặc áo dài tay, quần dài và đi tất để tránh bị muỗi đốt. Bạn cũng nên mặc quần áo rộng rãi bởi vì muỗi có thể đốt xuyên qua khi chúng ta mặc quần áo quá bó sát cơ thể.
Sử dụng các loại thuốc bôi hoặc xịt lên da chống muỗi đốt. Nhiều loại thuốc có chứa chất DEET nhưng nếu bạn bị dị ứng với các loại thuốc này bạn có thể sử dụng thuốc có thành phần Dimethyl phthalate hoặc dầu khuynh diệp. Khi sử dụng các loại thuốc chống muỗi này hãy lưu ý một số điều sau:
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn phòng chống bệnh Viêm não Nhật Bản hiệu quả cho bản thân và gia đình.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Viêm não (encephalitis), một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khu trú hoặc lan tỏa
Viêm não (encephalitis), một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khu trú hoặc lan tỏa. Trên phương diện dịch tễ học cũng như sinh lý bệnh, viêm não được phân biệt với viêm màng não thông qua khám xét lâm sàng và cận lâm sàng mặc dù hai thể bệnh này điều có những triệu chứng của tình trạng viêm màng não như sợ ánh sáng, nhức đầu hay cứng cổ. Viêm não hiểu theo nghĩa đen thì đó là “tình trạng viêm của não”, nghĩa là có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thuật ngữ viêm não thường được hiểu là tình trạng viêm não gây nên do virus. Đây là một tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Viêm não có thể biểu hiện dưới hai thể khác nhau: thể tiên phát và thể thứ phát. Viêm não tiên phát thường nặng nề hơn trong khi viêm não thứ phát thường gặp hơn. Tuy nhiên do thể thứ phát thường nhẹ nhàng hơn nên trong số các trường hợp nhập viện, viêm não tiên phát chiếm đa số.
Đặc điểm bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh.
Các nguồn lây bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu là các loài chim hoang dã và gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa.
Đường lây: qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Muỗi Culex sinh sản mạnh vào mùa hè nên bệnh Viêm Não Nhật Bản thường bùng phát vào mùa hè, nhất là từ tháng 5 - 7.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM NÃO:
Nguyên nhân của viêm não thường gặp nhất là nhiễm virus. Một số ví dụ điển hình là do herpes virus; do arbovirus lây truyền do muỗi, bét hoặc các côn trùng khác; bệnh dại gây nên do vết cắn của một số động vật nhiễm bệnh như chó, mèo.
Viêm não có hai thể phân theo phương thức virus sử dụng gây nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương:
Viêm não tiên phát: Viêm não này xuất hiện khi virus trực tiếp tấn công não và tủy sống (tủy gai). Thể viêm não này có thể xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm (viêm não tản phát: sporadic encephalitis) hoặc có thể xuất hiện theo mùa đôi khi thành dịch (viêm não dịch tễ: epidemic encephalitis).
Viêm não thứ phát (viêm não sau nhiễm trùng (post-infectious encephalitis): Hình thức viêm não này xuất hiện khi virus gây bệnh ở một số cơ quan khác bên ngoài hệ thần kinh trung ương và sau đó mới ảnh hưởng đến hệ này.
Tương tự, các bệnh lý nhiễm khuẩn cũng đôi khi gây nên viêm não như bệnh Lyme hoặc một số nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây viêm não như trong trường hợp Toxoplasma (ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch) và thậm chí cả giun nữa.
Sau đây là một số nguyên nhân gây viêm não thường gặp:
Virus này được lây truyền thông qua muỗi và bét là những động vật chân đốt (arthropod) nên có tên là arbovirus (Arthropod-borne virus). Các virus này là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm não dịch tễ. Trong những năm gần đây, viêm não dịch tễ chiếm số lượng bệnh viêm não cao nhất trong các công trình nghiên cứu đã được công bố. Ở Việt nam, điển hình là viêm não Nhật bản thường xuất hiện vào mùa hè khi mà lượng muỗi trong môi trường sống đạt mật độ cao nhất trong năm.
Các sinh vật truyền bệnh từ một cơ thể vật chủ này sang một vật chủ khác được gọi là vector truyền bệnh. Muỗi là một vector truyền bệnh quan trọng, đặc biệt là tryền virus từ chim và các động vật gặm nhấm sang người. Một điều đáng lưu ý là khi muỗi chích các động vật máu nóng (trong đó có người) thì trước khi hút máu chúng phải bơm nước bọt có chứa chất chống đông máu vào để thuận lợi cho quá trình hút máu. Tuy nhiên nếu muỗi này đã có chứa virus gây bệnh thì virus cũng theo nước bọt bơm vào đó để đi vào hệ tuần hoàn động vật bị hút máu.
Các loài chim sống trong khu vực có nhiều nguồn nước đứng như các ao, hồ, đầm lầy thường dễ nhiễm virus gây viêm não. Khi chim nhiễm virus viêm não, lượng virus trong máu của chúng tồn tại ở mật độ rất cao trước khi chim lành bệnh và xuất hiện miễn dịch chống bệnh. Nếu muỗi hút máu chim trong giai đoạn này thì chúng sẽ trở thành vector mang bệnh suốt đời. Chính muỗi mang virus gây bệnh này khi hút máu một con chim lành khác thì sẽ truyền vurus cho chim này và rồi có thể chim này lại chuyển virus gây bệnh cho một con muỗi khác nữa. Chính nhờ quá trình này mà virus được lưu hành rộng rãi trong quần thể các loài chim.
Thông thường thì phương thức truyền virus trên đây không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả muỗi và chim và cũng không gây nguy hiểm cho con người. Một phần là do muỗi thường chỉ thích hút máu các loài chim và các động vật có vú nhỏ. Người chỉ là một lựa chọn thứ hai. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường thay đổi như thời tiết bất thường hay thay đổi khí hậu, lượng chim nhiễm bệnh và lượng muỗi tăng lên rất nhiều. Trong những rường hợp như thế, người sẽ đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Ở Việt nam, Viêm não Nhật bản B là một đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em vào mùa hè. Xin xem thêm bài chính Viêm não Nhật bản.
Một số các arbovirus gây viêm não được đề cập trong y văn gồm:
Một số virus thuộc họ này thường gây những bệnh lý thông thường thì cũng có thể gây viêm não: