Lớp Học Nhiếp Ảnh Cơ Bản được biên soạn cho các bạn bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh và muốn hệ thống các kiến thức nhiếp ảnh một cách bài bản, mới nhất.

Một số hình ảnh học viên thực hiện sau khi học Lớp Nhiếp Ảnh Cơ Bản và các chuyên đề nâng cao tại Hafoto Training

Cuộc đời học sinh gắn liền với những kỷ niệm vô giá trong lớp học, cho dù có rời xa trường lớp nhưng những kỷ niệm đó vẫn mãi in sâu trong tâm trí. Dưới đây là những hình ảnh lớp học đẹp nhất.

Ảnh anime lớp học cực đẹp (Click vào ảnh để xem ảnh gốc)

Ảnh kỷ yếu áo dài trắng trong lớp học

Ảnh kỷ yếu áo dài trong lớp học đẹp

Ảnh kỷ yếu lớp học chất lượng cao

Ảnh lớp học anime đẹp (Click vào ảnh để xem ảnh gốc)

Ảnh lớp học miền núi giản dị cực đẹp

Ảnh lớp học trong giờ họp phụ huynh đẹp

Hình ảnh cô giáo kèm học sinh trong lớp

Hình ảnh cực đẹp lớp học hiện đại

Hình ảnh đẹp lớp học giữa thầy và trò

Hình ảnh đẹp về lớp học hiện đại

Hình ảnh đẹp về lớp học thời xưa

Hình ảnh học sinh trong lớp đẹp

Hình ảnh lớp học anime giờ giải lao đẹp

Hình ảnh lớp học công nghệ thông tin đẹp

Hình ảnh lớp học đại học tuyệt đẹp

Hình ảnh lớp học đẹp, chất lượng

Hình ảnh lớp học hiện đại tuyệt đẹp

Hình ảnh lớp học sang trọng, đẹp

Hình ảnh lớp học tiểu học cực đẹp

Hình ảnh lớp học trống (Click vào ảnh để xem ảnh gốc)

Hình ảnh tuyệt đẹp về lớp học đại học

Hình đen trắng về lớp học thời xưa đẹp

Phông nền lớp học online cực đẹp

Trên bài viết này, Thuthuatphanmem đã gửi đến bạn những hình ảnh lớp học đẹp đầy kỷ niệm. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp Ca Trưởng cấp I và II, đợt 2 sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Công Giáo, giáo phận Orange County, California vào ngày 24,25,26 tháng 11 năm 2006 do Ns. Phạm Đức Huyến, Ns Cát Minh và các phụ giáo hướng dẫn.Chương trình tổ chức trọn khóa sẽ được chia làm 3 đợtt. Mỗi đợt học 3 ngày. Thời gian tổ chức :.Lớp Ca Trưởng cấp I và II, đơt 2 được ấn định vào những ngày 24, 25, 26 tháng 11 năm 2006.Chương trình huấn luyện - Thực Tập Kỹ thuật Đánh Nhịp trên 12 bài hát từ 2 bè đến 4 bè.- Thực Tập Kỹ Thuật Tập Hát cho Ca Đoàn- Học Kỹ Thuật Huấn Luyện Ca Đoàn - Ứng dụng Tiết Tấu Bình Ca vào Kỹ thuật Đánh Nhịp, Kỹ Thuật Tập Hát và Kỹ Thuật Huấn Luyện Ca Đoàn.- Ôn tập 7 bài Thực Tập Đánh Nhịp đã học và học thêm 5 bài kế tiếp.- Nhạc Ngũ Cung – Ba Hệ thống căn bản – Chuyển Hệ – Chuyển Vị – Những nét nhạc mẫu.Cha Linh Hướng: Lm.Ns. Xuân NguyênThời gian tổ chức đợt II: Từ 8g00 sáng thứ Sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2006 Đến 7g00 chiều Chuá Nhật, ngày 26 tháng 11 năm 2006 Địa điểm : Trung Tâm Công Giáo, Giáo Phận Orange County, California Điều kiện Tham dự Lớp Ca Truởng Câp I và II, đợt 2: -Những học viên đã hoàn tất chương trình huấn luyện Ca trưởng câp I và II, đợt 1. - Các học viên ở xa, cần nơi nghỉ và đưa đón tại phi trường xin liên lạc với ban tổ chức trước. - Chuẩn bị các tài liệu : o Nghiên cứu trước tào liệu Ca Trưởng cấp I và II ? website www.Phamduchuyen.como Điều Khiển Hợp Ca o Tập dượt kỹ 12 bài Thực Tập Đánh nhịp của lớp Ca Trưởng cấp Io Tập dượt kỹ 12 bài Thực Tập Đánh nhịp trong phần Những Bài Thực Tập của lơp1 Ca Trưởn cấp IIo Phụng Vụ: 1, 2, 3 o Thánh Nhạc: Ba Thông cáo về Thánh Nhạc củaa HĐGMVNo Thanh Nhạc o Nhạc Lý – Xướng Âm Ngũ cungXin liên Lạc: Ca Trưởng Nguyễn Đức Kỳ 1906 Teresita Ln, Newport Beach, CA 92660Phone : 949-903-6681 ( c )Email : [email protected]

Theo Tổng cục Hải quan, tính trong bảy tháng năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 178,94 tỷ USD, giảm 17,4% (tương ứng giảm 37,64 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 64,1 tỷ USD, giảm 16,1%; tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 115,28 tỷ USD, giảm 17,8% (tương ứng giảm 24,94 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 64,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Nhập khẩu giảm ở nhóm hàng phục vụ sản xuất

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, chiếm 86% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong bảy tháng năm 2023 là nhóm hàng cần nhập khẩu (nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước) với kim ngạch ước đạt 158,26 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2022 do những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khó khăn nên nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất giảm.

Cụ thể, các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ các ngành hàng xuất khẩu như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày… đều giảm ở mức hai con số như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 14,6%; vải các loại giảm 18,6%; thép các loại giảm 30,6%; cao-su các loại giảm 39,3%; bông các loại giảm 21%; hóa chất giảm 25,4%; phân bón giảm 24,5%... Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục giảm mạnh khi chỉ đạt 4 tỷ USD, giảm 66,3%.

Các doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu giảm do tình hình kinh tế thế giới chịu tác động mạnh mẽ từ các xung đột địa chính trị, lạm phát toàn cầu tăng cao dẫn đến xu hướng tiêu dùng giảm tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Dự kiến tình trạng này có thể kéo dài đến hết năm.

Thực tế khó khăn trên dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, trong khi đó các đơn hàng từ thị trường thế giới giảm dần, kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), sáu tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may ước đạt 10,7 tỷ USD giảm 20,5%.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: “Tình trạng thiếu đơn hàng khiến việc nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp giảm mạnh. Chúng tôi không dám đặt nhiều hàng vì sợ chôn vốn, thua lỗ”.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh, ngành dệt may nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu để sản xuất nên trong tình hình hiện nay, xuất khẩu giảm thì đương nhiên nhập khẩu cũng phải giảm theo.

Theo các chuyên gia, hoạt động xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến GDP, tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát và lãi suất của quốc gia đó. Do đó, nhập khẩu giảm cũng giúp cán cân thương mại Việt Nam thặng dư.

Cụ thể, bảy tháng năm 2023, Việt Nam ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD, điều này tạo thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua được lượng lớn ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, giúp điều hòa thị trường ngoại hối khi tỷ giá trong nước biến động mạnh. Hơn nữa việc xuất siêu tăng đã giúp Việt Nam tránh được việc nhập khẩu lạm phát.

Với con số nhập siêu tăng mạnh, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khẳng định, đây là điểm sáng tích cực của ngoại thương. “Cán cân thương mại hàng hóa là một thành tố quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Nên cán cân thương mại hàng hóa thặng dư lớn như vậy góp phần bảo đảm ổn định, giảm áp lực cho tỷ giá. Đấy là yếu tố tích cực về mặt vĩ mô”.

Tuy nhiên, với đà giảm mạnh của nhập khẩu, ông Thành cho rằng, là điều đáng lo. “Nhìn vào cấu trúc của nhập khẩu, đóng góp chủ yếu là nhập khẩu hàng trung gian (nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu linh kiện…) để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu. Nhập khẩu hàng trung gian giảm phản ánh xuất khẩu, đặc biệt trong công nghiệp chế biến chế tạo trong tương lai sẽ giảm. Bên cạnh đó, một phần rất lớn khác trong cấu trúc nhập khẩu là nhập khẩu các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Cấu phần này giảm cho thấy đầu tư đang có sự chững lại hoặc suy giảm, hàm ý trong những năm tới, năng lực sản xuất sẽ yếu đi”, chuyên gia này phân tích.

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, nhập khẩu giảm sẽ khiến mức độ sản xuất hàng hóa giảm sút và sẽ kéo lùi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong khi đó, Việt Nam đang có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ vào tăng trưởng của xuất khẩu. Hầu hết nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu phục vụ sản xuất để xuất khẩu. Nhập khẩu giảm đồng nghĩa xuất khẩu cũng giảm.

Bên cạnh đó, nhập khẩu giảm mạnh cũng khiến thu ngân sách nhà nước sụt giảm. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 7 đạt 26.235 tỷ đồng, giảm 14,6% so với tháng trước.

Một chuyên gia cũng cho rằng: “Lo ngại là đương nhiên, vì xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu (tư liệu sản xuất). Mà nhập khẩu sụt giảm liên tiếp và âm rất nặng như thế này khiến sản xuất phục vụ xuất khẩu trong các kỳ sau sẽ rất khó khăn”.

Các chuyên gia dự báo, từ nay đến cuối năm khó khăn sẽ giảm bớt nhờ kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi nhẹ, lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát ổn định. Do đó, xuất khẩu có thể phục hồi kéo theo nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, kinh doanh tăng. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và nỗ lực các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng; theo dõi sát diễn biến của kinh tế thế giới, đặc biệt chính sách, quy định của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… ảnh hưởng tới thương mại, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt và có điều chỉnh kịp thời, tránh để mất cơ hội xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu… vẫn là các giải pháp chính để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

Sinh viên Hoàng Minh Hiếu – Lớp trưởng năng động, nhiệt huyết, đội trưởng đội robot DCN-SMAE cống hiến hết mình cho tuổi trẻ

Hoàng Minh Hiếu (sinh năm 2003) là sinh viên năm 3 ngành Robot và trí tuệ nhân tạo, Trường Cơ khí - Ô tô -Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI).

Hiếu được biết đến là một lớp trưởng năng động, nhiệt huyết trong các hoạt động đoàn hội cùng với thành tích học tập xuất sắc. Hiếu đã đạt được nhiều thành tích tiêu biểu: Sinh viên 5 tốt cấp trường 2021-2022, 4/4 kỳ đạt học bổng khuyến khích học tập, Gương mặt trẻ tiêu biểu Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 2022, Giải Ba cuộc thi “Thiết kế thiệp tri ân 2023”, thành viên trong đội đạt Giải nhất cuộc thi “ Robot đánh golf 2023”... Ngoài ra Hiếu còn là Uỷ viên BCH LCH SV Trường Cơ khí - Ô tô, Chủ nhiệm CLB Học tập SMAE - Trường Cơ khí - Ô tô - Đại học Công nghiệp Hà Nội và thành viên của Irobot Lab do TS. Nguyễn Văn Trường - Trưởng khoa Cơ điện tử - Trường Cơ khí - Ô tô hướng dẫn.

Sinh viên Hoàng Minh Hiếu chia sẻ về Robocon- Sân chơi phát triển trí tuệ sáng tạo.

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Chúng ta từng bước tham gia các cuộc thi lớn trong khu vực và thế giới. Đặc biệt sự kiện Việt Nam tham gia cuộc thi Robocon Châu Á - Thái Bình Dương, đây là một cuộc thi do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các kỹ sư tương lai có thể thực hiện những ý tưởng, tự mình thiết kế và chế tạo ra các loại thiết bị.

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đang mở ra những cơ hội mới và thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực robocon và trí tuệ nhân tạo. Cuộc thi "Robot Đánh Golf 2023" là một cuộc thi thiết kế robot mini, làm tiền đề cho cuộc thi ABU Robocon 2024 sắp tới diễn ra vào tháng 5/2024, và đội DCN-SMAE đã đạt được thành tích đáng tự hào vì những quyết tâm, cố gắng của toàn đội.

Đội thi DCN-SMAE tham gia cuộc thi "Robot đánh golf 2023"

Những khó khăn và thách thức trong quá trình lên ý tưởng Robot.

Với cái nhìn sáng tạo và tâm huyết không ngừng cùng với sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Trường Cơ khí – Ô tô, sinh viên Hoàng Minh Hiếu cùng các thành viên trong đội đã giành được giải nhất cuộc thi "Robot Đánh Golf 2023". Hiếu chia sẻ về những khó khăn và thách thức mà đội đã phải đối mặt, cũng như những giải pháp và chiến lược mà toàn đội đã sử dụng để vượt qua.

Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu cao ngay từ đầu, đó là tạo ra một robot đánh golf không chỉ xuất sắc về kỹ thuật mà còn mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người điều khiển chúng. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải kết hợp sự sáng tạo, kiến thức chuyên sâu về cả cơ khí và điện tử, cũng như khả năng làm việc nhóm.

Hoàng Minh Hiếu chia sẻ - "Robot đánh golf 2023" là cuộc thi sáng tạo Robot - sân chơi để các bạn sinh viên thoả sức sáng tạo những ý tưởng của mình. Và rất vinh dự cho mình được là 1 trong 5 thành viên DCN - SMAE tham dự cuộc thi lần này. Đầu tiên về những khó khăn trong quá trình thiết kế Robot, thứ nhất về ý tưởng thiết kế phần đế của Robot. Ở phần này, đội đã học hỏi cơ cấu của Robot voi, thỏ tại cuộc thi ABU Robocon 2023. Tiếp đến là cơ cấu đánh bóng, đội đã có những ý tưởng như gá cơ cấu đánh golf vào bên trái của robot, cơ cấu đẩy bóng bằng xy-lanh với mặt cong,... Tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm đội đã quyết định sử dụng cơ cấu đẩy bóng bằng xy-lanh với mặt phẳng để tăng độ ổn định cũng như chuẩn xác. Và cuối cùng về phần điều khiển, vì là những thành viên mới của đội Robocon nên các anh ở đội Robocon 2023 đã hướng dẫn đội lập trình điều khiển Robot.

Chân dung sinh viên Hoàng Minh Hiếu tại cuộc thi ( ở giữa cầm hoa)

Một trong những điểm độc đáo của robot của đội DCN-SMAE là khả năng tự động điều chỉnh theo điều kiện môi trường và kỹ thuật chơi của người sử dụng. Điều này không chỉ tăng hiệu suất mà còn tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa, làm nổi bật sản phẩm của đội trước mắt ban giám khảo.

"Cả đội đã làm việc không ngừng từng giờ để hoàn thiện chiếc robot của chúng tôi. Chúng tôi tự hào về sự sáng tạo và tính toàn diện của sản phẩm, và chúng tôi tin rằng nó sẽ làm nổi bật tại cuộc thi," Hoàng Minh Hiếu nói.

Những yếu tố giúp cho DCN-SMAE giành chức vô địch tại cuộc thi lần này.

“DCN - SMAE tham gia giải lần này, thứ nhất để cọ xát, thứ hai thử nghiệm phần cầu PID và mạch do Irobot Lab thiết kế. Kết quả vô địch cuộc thi "Robot đánh golf" vượt ngoài mong đợi của toàn đội. Để đạt được thành công đó, đầu tiên phải kể đến công sức, làm việc nhóm của cả đội, từ thiết kế cơ khí của bạn Lê Nhật Duy, Trương Quốc Việt, Ngô Đức Hoàng cho đến lập trình điều khiển Robot của anh Dương Đại Nhân, anh Trần Đức Dương. Còn bản thân mình là người trực tiếp điều khiển Robot cùng với sự "quân sư" của bạn Trương Quốc Việt và Trần Huy Hoàng. Kết quả này cũng nhờ sợ tập luyện chăm chỉ của toàn đội và sự đoàn kết của các thành viên trong đội thi. Bước vào cuộc thi mình cảm thấy gần như không có sự áp lực nào với mình. Đội đã có rất nhiều chiến thuật xếp bóng như cách xếp: 1-2-2-1 , 2-1-1-2,.. tuy nhiên đội đã chọn cách xếp bóng 0-3-3-0 để tối ưu thời gian và hoàn thành trận đấu nhanh nhất có thể. Ngoài ra ở trận đấu với TDN - HaUI đội đã nghĩ ra một ý tưởng "bắn 2 bóng vào lỗ tranh chấp" để ngăn đội bạn có chiến thắng chey-yo vì trước khi bước vào trận đấu TDN - HaUI là đội có chiến thắng chey-yo nhanh nhất với 42s. Đó là toàn bộ những yếu tố giúp DCN - SMAE vô địch cuộc thi lần này. Một lần nữa, mình xin gửi lời cảm ơn đến toàn đội Robocon Trường Cơ khí - Ô tô và chúc hành trình đến với ABU Robocon 2024 của đội thành công rực rỡ!” – Hoàng Minh Hiếu chia sẻ.

Cuộc thi "Robot Đánh Golf 2023" không chỉ là một sân chơi để thể hiện khả năng kỹ thuật mà còn là một nền tảng để các tài năng trẻ như Hoàng Minh Hiếu có cơ hội phát triển và làm nổi bật bản thân. Đội DCN-SMAE, với tâm huyết và đổi mới, đang là đại diện xuất sắc của Trường Cơ khí Ô tô- Trường đại Học Công Nghiệp Hà Nội trong cuộc thi ABU Robocon 2024 , mang theo hy vọng và niềm tự hào của cả một đội ngũ.

Lớp trưởng năng động, nhiệt huyết Hoàng Minh Hiếu - Chủ nhiệm Câu lạc bộ học tập SMAE ( thứ 3 từ trái sang)

Cuối cùng, chúng tôi chúc mừng đội trưởng Hoàng Minh Hiếu và đội DCN-SMAE, hy vọng rằng họ sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và là nguồn cảm hứng cho những người trẻ yêu thích nghiên cứu và sáng tạo ở Việt Nam.