Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.
Thủ tục xuất khẩu quần áo dệt may
Bài viết này, GOLDTRANS xin hướng dẫn thủ tục xuất khẩu quần áo, xuất khẩu hàng dệt may cho các doanh nghiệp.
HS code quần áo, quý doanh nghiệp tham khảo chương 61 và 62.
Để có mã HS code chính xác nhất, doanh nghiệp cung cấp cho GOLDTRANS thành phần, định lượng vải.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu quần áo hàng mới 100% sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hàng quần áo xuất khẩu không thuộc diện quản lý chuyên ngành và cấm xuất khẩu.
Quá trình ký V5 điện tử, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:
Các chứng từ và yêu cầu của bên nhập khẩu
Tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu, người bán cần hỏi rõ bên mua về điều kiện và các yêu cầu nước nhập khẩu.
Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:
Một số thị trường, bên nhập khẩu có thể yêu cầu những chứng từ hay quy trình sản xuất khác nhau, đáp ứng các tiêu chuẩn khác.
GOLDTRANS LOGISTICS sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG
Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội: Tầng 2 số 28 Trần Hữu Dực, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam. Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM. Địa chỉ văn phòng Đà Nẵng: Tầng 5 tòa nhà Trọng Thức, 632 Ngô Quyền, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Văn phòng tại Móng Cái: Số 01 Đường Đào Phúc Lộc, khu 03 Phường Trần Phú Thành Phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn Email: [email protected]
Hotline: Mr. Hà 0985774289 – Mr. Đức 0867776886
(BKTO) - Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sức mua sụt giảm đáng kể khiến tiêu thụ dệt may thế giới gặp nhiều khó khăn. Nhiều nền kinh tế chậm phục hồi, trong khi căng thẳng địa chính trị vẫn tồn tại, lạm phát cao, thị trường tài chính bất ổn… đã ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Đà suy giảm xuất khẩu đã về một con số
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng năm 2023, đồng Việt Nam đã mất giá 2,71% so với đồng USD và đồng tiền của các quốc gia xuất khẩu dệt may cạnh tranh khác cũng đều mất giá so với USD, như: Rupee Pakistan mất giá 21%, tiền Ai Cập mất giá 20%, tiền Bangladesh mất giá 7,65%, Nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá 5,44%... Do đó, lợi thế về tỷ giá của các quốc gia xuất khẩu dệt may đã không còn rõ rệt như trước.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực của thị trường đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 9, xuất khẩu có dấu hiệu hồi phục. Các chuyên gia trong ngành dệt may Việt Nam đánh giá, ở thời điểm tháng 9/2023, có thể khẳng định giai đoạn khó khăn nhất trong năm đã đi qua, thị trường hướng đến sự phục hồi dù chậm nhưng chắc. Trên bản đồ dệt may thế giới, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lớn. Năm 2023, lần đầu tiên hàng dệt may Việt Nam hiện diện tại 104 nước và vùng lãnh thổ. Tính chung trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may đạt trên 33 tỷ USD, chỉ còn giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các thị trường xuất khẩu, điểm sáng ở thị trường Mỹ bắt đầu khi kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,05 tỷ USD và Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 tại Mỹ với thị phần trên 18%. Còn với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũng tăng 11% so với cùng kỳ, đạt 290 triệu USD.
Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Mức sụt giảm đã về mốc 1 con số, đúng như kỳ vọng của ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Khi 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may âm tới 18% so với cùng kỳ năm 2022; đến hết tháng 8, mức sụt giảm còn hơn 16% và đến hết tháng 9 giảm còn 14%, nhưng ở thời điểm đầu tháng 10/2023, ông Lê Tiến Trường đã tự tin dự báo thị trường sẽ dần khởi sắc và khả năng đến cuối năm, mức giảm chỉ khoảng 10%, thậm chí chỉ còn 1 con số.
Mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hiện còn 9% là dấu hiệu rất tốt và thể hiện rõ sự nỗ lực của toàn ngành dệt may Việt Nam - ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam bình luận. Vì thế, Hiệp hội Dệt may dự kiến xuất khẩu dệt may sẽ mang về hơn 40 tỷ USD năm 2023 và toàn ngành cùng hướng tới mục tiêu 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2024.
Những yếu tố tích cực dần xuất hiện
Theo chia sẻ của ông Lê Tiến Trường, trong số các thị trường xuất khẩu, điểm sáng ở thị trường Mỹ bắt đầu khi kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,05 tỷ USD và Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 tại Mỹ với thị phần trên 18%. Còn với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũng tăng 11% so với cùng kỳ, đạt 290 triệu USD.
Mặc dù bối cảnh chung của thị trường dệt may và kinh tế thế giới vẫn đặt ra những thách thức cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, nhưng kim ngạch đã dần có sự cải thiện đáng kể, đơn hàng đã dần quay trở lại với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong tháng cuối năm. Tín hiệu đáng mừng là một số doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu quý I/2024…
Những ngày cuối năm này chính là trọng điểm của xuất khẩu dệt may. Trên thị trường thế giới, có thể thấy sức nóng mua sắm đã bùng nổ trong dịp Black Friday với những con số chi tiêu kỷ lục. Nhiều nhãn hàng thời trang đã tận dụng cơ hội giảm giá sâu, kích cầu mua sắm, thu hút được đông đảo người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tiếp và mua sắm online, nhất là tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Anh, Canada…
Không riêng gì những tín hiệu tích cực này, các chuyên gia còn cho biết, có một số yếu tố đang ủng hộ doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nói riêng. Cụ thể, lãi suất cho vay tiếp tục giảm giúp các doanh nghiệp có cơ hội tận dụng nguồn tín dụng giá rẻ hơn so với thời điểm đầu năm 2023 để đáp ứng nhu cầu vốn và gia tăng đầu tư sản xuất. Tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với USD bắt đầu có lợi cho xuất khẩu. Tuy tính chung 9 tháng năm 2023, đồng tiền Việt Nam mất giá nhiều so với USD, nhưng tính đến hết tháng 10, tỷ giá trung tâm VND/USD đã tăng khoảng 4,1% so với đầu năm 2023.
Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ (chiếm 40-45% thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam) cũng có thêm động lực hỗ trợ khi Việt Nam và Mỹ đã nâng tầng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sau khi ký kết Tuyên bố chung vào ngày 10/9/2023. Điều này hứa hẹn việc hợp tác cũng như phát triển thương mại giữa hai quốc gia, trong đó có cả ngành dệt may. Hơn nữa, nhiều dự báo cho rằng cuối năm 2023, đầu năm 2024, có khả năng Mỹ thoát khỏi cuộc suy thoái. Lạm phát của Mỹ cũng đã được kéo giảm từ mức đỉnh gần 9% xuống 3% sau 1 năm; việc làm và thu thập của người Mỹ vẫn duy trì tăng.
Ngành dệt may Việt Nam xác định rõ, ở thời điểm này, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ nên được các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đặt lên hàng đầu và tiếp tục xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ là kim chỉ nam cho ngành dệt may Việt Nam trong tương lai. Theo đó, các doanh nghiệp cần tích cực tìm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đa dạng trong chuỗi cung ứng, cũng như xác định nguồn gốc rõ ràng của nguyên liệu sản phẩm, tuân thủ các quy định nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Đồng thời đáp ứng linh hoạt yêu cầu của nhà mua hàng, tích cực rà soát chuỗi cung ứng, tận dụng những khe hở của thị trường… nhằm gia tăng xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, các doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua việc khai mở những thị trường mới, nhất là trong bối cảnh khó khăn của năm 2023 nhưng “chưa bao giờ dệt may Việt Nam xuất khẩu đến nhiều thị trường như thế”. Điểm đặc biệt là có những thị trường trước đây không nhập khẩu dệt may Việt Nam thì năm 2023 đã nhập khẩu hàng, như thị trường: Châu Phi, Nga và các nước đạo Hồi…/.
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đang trên đà phục hồi, khi sức mua tăng kéo theo nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Mặc dù vậy, đơn giá vẫn chưa được cải thiện, thị trường tiếp tục tiềm ẩn nhiều biến động.
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.
Với lượng đơn hàng tương đối dồi dào, các doanh nghiệp đang triển khai đàm phán, ký hợp đồng cho năm 2025. Để gia tăng hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất,…
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu cho biết, thị trường xuất khẩu ngành may những tháng qua có sự phục hồi do chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam. Tồn kho tại các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có xu hướng giảm dần, sức mua tăng giúp phục hồi nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Đơn hàng may mặc trong quý IV/2024 và quý I/2025 tiếp tục dồi dào, tuy nhiên đơn giá chưa được cải thiện.
Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn phát huy tác dụng, tạo việc làm ổn định, tăng sức mua sẽ kéo theo đơn giá được cải thiện. Với ngành sợi, giá bông nguyên liệu bị tác động nhiều bởi yếu tố đầu cơ và logistics cho nên rất khó đoán định. Dự kiến quý IV/2024, nhu cầu sợi nhìn chung vẫn chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh đó, giá cước vận chuyển tăng, cạnh tranh gay gắt với sợi Trung Quốc,… sẽ khiến hiệu quả ngành sợi không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Trong bối cảnh thị trường thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá xăng dầu, cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ cán đích 44 tỷ USD theo mục tiêu đề ra, tăng 11,26% so với năm 2023. Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33%; Nhật Bản đạt 4,57 tỷ USD, tăng 6,18% so với năm 2023,… Bên cạnh tín hiệu tích cực của thị trường, Vitas cũng cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng với mọi thách thức, xác định phải nhận diện rõ những khó khăn, bất lợi để chủ động tập trung cải thiện, bảo đảm phát huy lợi thế, hạn chế những điểm yếu. Như vậy, dù diễn biến thị trường ra sao, doanh nghiệp vẫn chủ động, điều hành sản xuất, kinh doanh một cách uyển chuyển và bền vững.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công Trần Như Tùng khẳng định: Đến thời điểm hiện tại, tổng doanh thu của đơn vị đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 136% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu dệt may đến từ ba mảng chính đó là sản phẩm may chiếm 75%, vải 15% và sợi chiếm 8%. Hiện đơn vị đã nhận khoảng 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024.
“Theo dự báo tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam khả quan vào những tháng cuối năm do thời điểm của mùa lễ hội cho nên kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty sẽ sớm hoàn thành. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, đơn vị đang đẩy mạnh nhóm sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm tái chế và có giá trị cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng các thị trường còn nhiều dư địa, tìm kiếm thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh thị trường nội địa nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh”, ông Tùng nhấn mạnh.
Cắt mẫu sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tới các thị trường, đặc biệt các thị trường là đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục được Bộ Công thương chỉ đạo các thương vụ tại các nước hoạt động tích cực, kết hợp khai thác các thị trường truyền thống với mở rộng các thị trường mới như châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á,...
Dự kiến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thế giới cuối năm gia tăng sẽ tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tăng đơn hàng, thúc đẩy sản xuất. Bộ Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành hàng, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các thị trường trọng điểm, tận dụng ưu đãi do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),… Đánh giá hiệu quả các FTA mang lại, Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang cho rằng, các FTA giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, khách hàng, qua đó đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của ngành. Đáng chú ý, CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam tiếp cận các thị trường mới như Canada, Australia, New Zealand cũng như giúp doanh nghiệp thích ứng cách thức mua hàng của nhà nhập khẩu trong khối, tạo ra sự tăng trưởng rất rõ khi xuất khẩu sang các nước nội khối, nhất là châu Mỹ.
Bên cạnh áp lực cạnh tranh từ các đối thủ, hiện doanh nghiệp cũng đối diện nhiều thách thức trước các biến động của thị trường. Do văn hóa tiêu dùng toàn cầu thay đổi nhanh chóng, người tiêu dùng đòi hỏi các sản phẩm thiết kế phải đáp ứng được yêu cầu về phong cách, gu ăn mặc của mỗi nước, mỗi nền văn hóa khác nhau. Tiếp đến, sản phẩm may mặc phải có tính ứng dụng cao và bền vững, đáp ứng được yêu cầu về xanh hóa,… “Doanh nghiệp dệt may trong nước cần nâng cao hơn nữa năng lực, tay nghề, trình độ người lao động; linh hoạt trong sản xuất, chấp nhận các đơn hàng khó, có tính kỹ thuật phức tạp, thời gian sản xuất ngắn, giao hàng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng”, ông Giang nhấn mạnh.
Nhận định về những khó khăn thời gian tới, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu cho rằng, mặc dù lượng đơn hàng dồi dào nhưng đơn giá thấp, chưa có sự cải thiện nhiều; nhu cầu sợi chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh giá cước vận chuyển, chi phí sản xuất tăng,… sẽ tạo áp lực không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trước những yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm khó, sản phẩm khác biệt ngày càng tăng nên doanh nghiệp phải kiên định mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng với vị thế vững chắc, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất, phân phối lớn trên thế giới. Đồng thời thực hiện mục tiêu chiến lược một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói về dệt may và thời trang xanh cũng như kiên trì công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới của thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cần hết sức thận trọng, quản trị chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, tránh lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường, qua đó duy trì mục tiêu tăng trưởng.
https://nhandan.vn/xuat-khau-det-may-vung-vang-ve-dich-post849508.html