Ô nhiễm môi trường đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong thời đại hiện nay. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các số liệu về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam, tác động của nó và những giải pháp cần thiết để cải thiện tình hình.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động ở Việt Nam trong năm 2024

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Việc gia tăng dân số và đô thị hóa mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của công nghiệp đã làm cho tình trạng này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Sau đây là một số thực trạng của môi trường Việt Nam hiện nay.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước

Tại Việt Nam, trong năm 2024, tình trạng ô nhiễm môi trường nước đô thị đang ở mức báo động. Hiện nay, con số ghi nhận chỉ có 53% dân số đô thị được tiếp cận với nguồn nước sạch, trong khi phần lớn nguồn nước cung cấp cho đô thị là từ nguồn nước mặt (70%) và nguồn nước ngầm (50%).

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước là việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Điều này không chỉ gây ra tình trạng sụt lún đất mà còn khiến nguồn nước ngầm dần bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. Đặc biệt, việc khai thác nước ngầm quá mức còn dẫn đến hiện tượng mặn hóa ở các khu vực ven biển.

Bên cạnh đó, công nghệ xử lý nước ở nhiều nhà máy còn lạc hậu, không đảm bảo chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn vệ sinh. Đồng thời, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cũng chưa đạt yêu cầu tối thiểu. Do đó, tình trạng bùn đọng nghiêm trọng do hệ thống cống rãnh không đáp ứng đủ đã làm giảm khả năng thoát nước. Điều này gây ra hiện tượng ngập úng trầm trọng trong mùa mưa và khiến nguồn nước bị ô nhiễm.

Ngoài ra, môi trường nước mặt ở các đô thị đã trở thành điểm tiếp nhận các nguồn nước chưa qua xử lý. Nồng độ các chất ô nhiễm như chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học, nitrit, nitrat thường cao gấp 2 đến 15 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, các kim loại nặng và hóa chất độc hại khác như thuỷ ngân, Asen, Clo và Phenol cũng được phát hiện ở mức độ cao.

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí

Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam trong năm 2024 đã đạt mức độ nguy hiểm, đặc biệt là tại các khu đô thị lớn. Đáng chú ý, nồng độ bụi trung bình trong không khí của các thành phố đã ở mức từ 0,4 đến 0,5 mg/m^3.

Với các khu dân cư lân cận nhà máy, xí nghiệp hay gần các tuyến đường giao thông chính, nồng độ bụi được ghi nhận vượt từ 1,5 đến 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm này đến từ các hoạt động vận tải giao thông, công trình xây dựng và sửa chữa nhà cửa, quá trình sản xuất tại các khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, nồng độ khí SO2, CO2 và NO2 thường xuyên vượt mức cho phép, đặc biệt là ở các khu vực gần khu công nghiệp và tại các điểm giao thông trọng điểm. Sự gia tăng của các chất ô nhiễm này sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp, bệnh tim mạch.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống và phát triển của các loài động thực vật. Thực trạng này khiến cho tỷ lệ sinh sản giảm, số lượng con non chết tăng cao. Cụ thể, nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên cho thấy tỷ lệ sinh sản của các loài động vật như hươu, nai và chim giảm rõ rệt. Điều này được cho là do các chất ô nhiễm trong không khí làm suy yếu hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể của động vật, dẫn đến khả năng sinh sản kém hơn.

Hợp Tác Quốc Tế và Chia Sẻ Kinh Nghiệm

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang ở mức báo động và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các số liệu hiện tại cho thấy ô nhiễm không khí, nước, đất và chất thải đang ảnh hưởng xấu đến đời sống hàng ngày của người dân và hệ sinh thái tự nhiên.

Để cải thiện tình hình, yêu cầu sự chung tay của toàn xã hội, bao gồm cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Việc tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp xử lý chất thải hiệu quả và khuyến khích sử dụng năng lượng sạch là những bước đi cần thiết. Đồng thời, việc thực thi chặt chẽ các quy định môi trường và hợp tác quốc tế sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Chúng ta cần hành động ngay hôm nay để bảo vệ môi trường, đảm bảo một tương lai xanh, sạch và bền vững cho các thế hệ mai sau.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,… vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,… chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền… Trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng không cải thiện được và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Bên cạnh đó, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu nhiều người cộng lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông… tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.

Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Thêm vào đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.

Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Có rất nhiều phương tiện đang được tham gia lưu thông trên đường đã quá hạn sử dụng. Các loại xe này tiêu thụ lượng nhiên liệu cao hơn và thải ra nhiều khí độc hại hơn. Nhưng vẫn chưa có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Ngay cả những chiếc xe công cộng như xe buýt đã quá cũ và luôn tạo ra một làn khói phía sau khi di chuyển.

Số người ngày càng lớn, mật độ xe càng tăng nhanh qua năm tháng nhưng tỷ lệ đường được đầu tư không theo kịp. Tình trạng kẹt xe xảy ra hằng ngày chính là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn.

Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường

Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,… Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế… trong việc bảo vệ môi trường.

Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp còn thờ ơ nên cũng không có hiệu quả.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.

Giải pháp khắc phục đối với tình trạng ô nhiễm

Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam năm 2024 đã trở thành vấn đề nan giải đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Các nguồn ô nhiễm từ công nghiệp, giao thông và sinh hoạt đô thị không ngừng gia tăng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường sống của người dân. Cùng Biogency tìm hiểu về thực trạng này qua bài viết bên dưới nhé!