Việt Nam là quốc gia với đường bờ biển trải dài 3.260 km từ Bắc vào Nam, có đầy đủ các điều kiện để xây dựng và phát triển kinh tế biển tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân và đất nước. Đặc biệt, trong suốt lịch sử phát triển đất nước, sản xuất muối biển đã trở thành một ngành nghề truyền thống không chị mang lại giá trị kinh tế dồi dào mà còn là giá trị tinh thần, nét đẹp của dân tộc ta.

TOP 7 loại dầu gió Thái Lan tốt nhất

Thái Lan nổi tiếng với các loại dầu gió được chiết xuất từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên, có độ lành tính cao và mang đến nhiều lợi ích khi dùng. Cụ thể những loại dầu gió này chủ yếu được làm từ tinh dầu Bạc hà, Đinh hương, Quế và nhiều loại thảo dược lành tính khác. Vì thế, chúng thường mang đến sự an toàn, lợi ích và mùi hương dễ chịu cho người dùng.

Bên cạnh đó, những loại dầu gió Thái Lan được điều chế bằng công nghệ hiện đại, chắt lọc thành phần dựa trên đặc tính của các loại thảo dược theo Y học cổ truyền. Trước khi có mặt trên thị trường, những loại dầu này đã được kiểm tra (thành phần, công dụng…), xác định chất lượng và mức độ an toàn trong khi sử dụng.

Dưới đây là danh sách 7 loại dầu gió Thái Lan tốt nhất và thông tin sản phẩm:

TOP 10 nước xuất khẩu Gạo lớn nhất trên thế giới hiện nay

Không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia có nền Nông nghiệp lớn như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Brazil,…đều là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (tính đến năm 2023). Thông tin cụ thể về các nước XK gạo cập nhật dưới đây:

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Ấn Độ vẫn giữ vững vị trí số 1 trong TOP các quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2022. chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu. Thị trường xuất khẩu gạo Ấn Độ non-basmati chủ yếu là các nước Châu Phi và Châu Á; còn với gạo basmati cao cấp chủ yếu xuất khẩu đi các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Anh.

Hiện nay, dự trữ gạo của nước này hiện cũng đạt mức cao kỷ lục. Về mức tiêu thụ gạo của Ấn Độ thì dự kiến cũng sẽ tăng khoảng 2.3 triệu tấn vào năm 2022. Khối lượng xuất khẩu gạo Ấn Độ được dự báo sẽ giảm 2.25 triệu tấn so với năm ngoài trước sự suy giảm thương mại toàn cầu.

Thái Lan là quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 2 trên thế giới (7,54 triệu tấn) chỉ sau Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu gạo của Thái Lan chủ yếu là Hoa Kỳ, Nam Phi, Angola, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo USDA, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2021 của Thái Lan dự kiến rơi vào khoảng 6.1 triệu tấn, tăng 400.000 tấn gạo so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, gạo thơm Hom Mali của Thái còn được xếp vào loại gạo ngon nhất thế giới. Điều này càng giúp cho gạo của Thái Lan giữ được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Việt Nam hiện đang là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới với nền tảng vững chắc là đất nước phát triển từ nền văn minh lúa nước. Do đó, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Gạo chính là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn với trị giá 3,45 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu tháng 4 năm nay, xuất khẩu gạo đạt gần 3 triệu tấn, kim ngạch 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và 54,5% về giá trị so với cùng kỳ. Đặc biệt, giá gạo xuất khẩu bình quân ước đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Với mức giá này, giúp gạo Việt Nam vượt Thái Lan, vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới, cũng là mức giá cao nhất trong 2 năm qua. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU và Hoa Kỳ. “Bức tranh” XK gạo những tháng đầu năm 2023 có nhiều điểm sáng khi đơn hàng xuất khẩu lẫn giá bán sang nhiều thị trường tăng mạnh.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo, lương thực lớn nhất thế giới. Đồng thời, lượng dự trữ gạo ở quốc gia này cũng rất cao. Đây là thị trường Là nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo lớn nhất và chiếm một vai trò quan trọng đối với việc xuất và nhập khẩu. Đây cũng là quốc gia nhập khẩu gạo rất lớn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bao bì đóng gói,…

So với năm trước, Trung Quốc chiếm phần lớn trong tổng mức tăng dự kiến về tiêu thụ gạo toàn cầu. Dự báo tổng tiêu thụ gạo của Trung Quốc đã tăng từ 5.4 triệu tấn, đẩy tổng lượng gạo tiêu thụ tổng thể lên 155.7 triệu tấn. Các nước xuất khẩu gạo chính của Trung Quốc chủ yếu là khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông,…

Hoa Kỳ là cường quốc về các ngành công nghiệp dầu lửa, sắt thép, ô tô,…cùng với nền khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc. Nhưng nền nông nghiệp của đất nước cờ hoa vẫn được đầu tư và phát triển vượt bậc. Theo USDA, XK gạo của Hoa Kỳ trong năm 2022 sẽ giảm xuống khoảng 2.5%, khoảng 2.88 triệu tấn bởi do nguồn cung giảm đã đẩy giá thành tăng cao.

Mặc dù là quốc gia thường xuyên xảy ra các quốc khủng hoảng lương thực nhưng Pakistan luôn duy trì hoạt động xuất khẩu gạo quốc tế, trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất của đất nước này. Gạo Basmati cao cấp của Pakistan đang là loại gạo cạnh tranh mạnh với Ấn Độ. Nhưng vẫn được EU ưa chuộng hơn nhờ cân đối được hoạt chất tricyclazole và carbendazim trong gạo.

Theo số lượng thống kê, trung bình mỗi năm Italia sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn gạo, trong đó phần lớn sẽ được xuất khẩu sang các thị trường EU. Trong năm 2019, khối lượng xuất khẩu gạo của Italia đã đạt hơn 780 nghìn tấn.

Uruguay – Dẫn đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Mỹ Latinh. Kinh tế của Uruguay chủ yếu nhờ vào xuất khẩu nông sản. Do đó, việc Uruguay nằm trong top các nước XK gạo lớn nhất thế giới là điều rất dễ hiểu. Giai đoạn 2020 – 2021, Uruguay đã xuất khẩu khoảng hơn 780.000 tấn gạo. Thị trường chính của quốc gia này là Brazil.

Brazil từng được biết đến là quốc gia chuyên phải đi nhập khẩu gạo từ nước ngoài. Đến nay, Brazil đã nằm trong TOP những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhờ các chính sách cải tiến khoa học kỹ thuật và mở rộng hoạt động canh tác. Thị trường xuất khẩu chính của Brazil là Peru, Venezuela, Cuba và Costa Rica.

Quốc gia đứng thứ 10 trong danh sách quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới là Campuchia. Giai đoạn 2020-2021, quốc gia này đã cho xuất khẩu khoảng 1.45 triệu tấn gạo đến khoảng 60 quốc gia trên thế giới. Trong đó, thị trường chính của quốc gia này là Trung Quốc, EU và một số nước khu vực Asean.

Tổng quan tình hình xuất khẩu Gạo Việt sang các nước hiện nay

Dự báo trong năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,5-7 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức cao, giúp các Doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới. Các thị trường khó tính như Châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông tiếp tục tạo ra cơ hội cho Doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu khi người tiêu dùng đang rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam.

Năm 2022, xuất khẩu gạo phục hồi sau tác động của dịch COVID-19. Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo tăng 14% so với cùng kỳ trị giá 3,52 tỷ USD tăng 6,7% so với cùng kỳ, theo Tổng cục Hải quan. Theo ước tính, tổng doanh thu của các DN sản xuất gạo niêm yết tăng 8,5% so với cùng kỳ trong năm 2022. Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng về giá trị trong 3 tháng đầu năm 2023. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2023 tuy giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng 30,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023, do ảnh hưởng của hạn hán, sản lượng gạo Trung Quốc được dự báo giảm hơn 3 triệu tấn so với năm 2022, xuống còn khoảng 145,5 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu, Châu Á tiếp tục là thị trường khu vực XK lớn nhất trong quý I, đạt gần 1,57 triệu tấn, chiếm hơn 84,7% tổng lượng xuất khẩu, tăng 52,2% so cùng kỳ năm 2022.

Châu Phi tiếp tục là thị trường XK gạo lớn thứ 2, kế tiếp là thị trường Châu Âu. Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, tình hình xuất khẩu gạo trong quý I đang đi đúng định hướng. Chủng loại gạo trắng thường vẫn chiếm tỷ trọng ổn định, gạo thơm và gạo nếp ngày càng gia tăng trị giá xuất khẩu. Ngoài ra, XK gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn, nhưng đã làm đa dạng chủng loại gạo XK của Việt Nam, và khẳng định được giá trị hạt gạo xuất khẩu.

Nhìn chung, trong Quý I/2023, kim ngạch XK gạo của Việt Nam đạt hơn 1,85 triệu tấn với trị giá 981 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng hơn 34% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, vận chuyển gạo XK lại không hề đơn giản. Muốn đảm bảo chất lượng của gạo khi xuất sang thị trường nước ngoài, cần trải qua những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt.

Hướng đến mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững, đồng thời để nâng tầm hạt gạo Việt, các Cơ quan liên quan cần có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, vùng trồng lúa ổn định. Các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đẩy mạnh liên kết chặt chẽ với nông dân trồng lúa để tổ chức sản xuất, thu mua lúa, gạo theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ.

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container lạnh giá rẻ