Ông bà xưa thường có câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, vị tiêu cay nhẹ, thịt lợn béo ngậy và được gói vuông bằng lá dong tạo nên hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được. Ngoài ra, cái khung cảnh ngồi 8-10 giờ đồng hồ để canh nồi bánh chưng chón đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc.
Thưởng thức các món ngon trong không khí ngày đầu xuân mới giúp mọi người tạm gác đi bao nỗi lo toan, bộn bề cuộc sống, là dịp để ông bà, con cháu, anh em, bạn bè quây quần bên mâm cơm gia đình - Ảnh minh họa
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Bảo Hưng, cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại, bởi vậy nét văn hóa ẩm thực Tết ngày nay cũng đã khác nhiều so với Tết xưa.
Tuy nhiên, trong ký ức của ông, mâm cỗ Tết xưa dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, không được ‘mâm cao, cỗ đầy’ như hiện nay nhưng vẫn mang nét tinh tế, chứa đựng hàm ý sâu xa trong từng món ăn, thậm chí trong cách bài trí từng chiếc bát, cái đĩa.
“Bây giờ dịch vụ làm nhiều rồi, đi một lúc là lo xong cái Tết. Nhưng ngày xưa các cụ là tự mình làm lấy, thì nó có cái vất vả của cái tự mình làm lấy, nhưng mà nó có cái vui, cái thích. Thưởng thức cái bánh trưng mà đi mua ở ngoài chợ nó cũng khác. Tức anh phải mua lá, mua thịt, mua đỗ về làm, về gói, rồi nấu hàng chục tiếng đồng hồ mới có cái bánh trưng thì nó khác.
Hoặc là có những cái cầu kỳ mà ông cha ta rất quan tâm. Dù đời sống hàng ngày càng giản tiện bao nhiêu càng tốt nhưng ngày Tết rất được chú trọng. Ví dụ một mâm cỗ Tết bây giờ bao nhiêu bát, bao nhiêu đĩa không bằng ngày xưa. Vì bây giờ giò chỉ có giò lụa rồi giò mỡ, nhưng ngày xưa phải có giò lụa, giò thủ, giò pha, giò lòng... Ngoài ra còn đủ thứ bánh.
Bây giờ chỉ có bánh trưng thôi nhưng ngày xưa còn có bánh mật, bánh gai, bánh phu thê… Những món ăn này có vì các cụ xưa nghĩ rằng, trước là cúng cụ sau là ăn. Nhưng bây giờ quan niệm này dần phai rồi, vì giờ ta ăn quanh năm rồi, cho nên bây giờ không thấy quan trọng nữa”, nhà nghiên cứu văn hoá Trần Bảo Hưng chia sẻ.
Thực tế, cùng dòng chảy của xã hội hiện đại, những cái Tết thời kỳ 4.0 cũng đã khác rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, dù cuộc sống có hối hả, bận rộn đến thế nào thì ngày Tết cổ truyền vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hóa người Việt. Các món ăn được lựa chọn trong ngày đầu xuân bao giờ cũng chứa đựng những gì tinh túy, đặc trưng nhất, phản ánh rõ nét nhất cái tài đảm đang, khéo léo của người làm ra chúng.
Bên cạnh đó, ẩm thực ngày Tết Việt Nam còn được biết đến với sự phong phú, đa dạng giữa các dân tộc, các vùng miền và tất cả đều hướng tới giá trị văn hóa truyền thống chung về cuộc sống, về cội nguồn.
Dọc theo dải đất hình chữ S vào những ngày đầu Xuân, từ điểm cực Bắc ở Hà Giang cho đến điểm cực Nam mũi Cà Mau, không khó để chúng ta bắt gặp bức tranh ẩm thực đầy màu sắc. Mỗi dân tộc, mỗi vùng đất lại có cách chế biến, thể hiện các món ăn ngày Tết với hương vị, nét đặc trưng riêng.
Những món ngon ngày Tết ở miền Trung
PV: Để nấu được món ăn ngon thì việc chọn nguyên liệu quan trọng như thế nào?
Anh Nguyễn Thường Quân: Đối với món ăn Việt Nam thì việc chọn nguyên liệu có thể quyết định tới 70-80%. Nhiều nền văn hóa ẩm thực thế giới, ví dụ như Trung Quốc thì họ dùng rất nhiều các loại gia vị, nên khi ăn chúng ta cảm thấy nếm gia vị nhiều hơn.
Còn món ăn Việt Nam chỉ có 20% là gia vị còn 80% là nguyên liệu. Nên mục đích chính của chúng ta là cách chế biến để làm các nguyên liệu này trở nên ngon hơn, nên bạn phải chọn nguyên liệu ngon thì món ăn của bạn mới ngon được.
PV: Theo quan niệm của anh thì thế nào được gọi là một món ăn ngon?
Anh Nguyễn Thường Quân: Một món ăn ngon đầu tiên là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngon là phải lành, đâu tiên phải sạch sẽ đã. Nguyên liệu đảm bảo yếu tố tươi, ngon, sạch.
Sau đó áp dụng kỹ năng nấu nướng để ra được món ăn có màu sắc hài hòa, kết cấu không bị nát vỡ, hương vị cân bằng.
PV: Ngoài các món ăn thì cần những loại nước chấm như thế nào?
Anh Nguyễn Thường Quân: Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam có rất nhiều nước chấm đa dạng khác nhau để làm món ăn ngon hơn. Ví dụ ăn nem mà chấm xì dầu thì món nem của bạn không còn ngon nữa, do đó phải có nước chấm chua ngọt. Do đó, việc chọn nước chấm cũng vô cùng quan trọng.
PV: Theo anh những món ăn nào của Việt Nam tạo được thương hiệu trong mắt bạn bè quốc tế?
Anh Nguyễn Thường Quân: Rõ ràng đó là phở sau đó là nem và một số món ăn khác. Đầu tiên là phở. Khi nói đến phở thì người ta nghĩ đến Việt Nam và nói đến Việt Nam người ta nghĩ đến phở.
Nhưng có một câu chuyện, thế nào là phở Việt Nam thì chúng tôi cũng đang muốn thống nhất lại một công thức và cách nhận diện. Bởi sau khi thấy phở Việt Nam nổi tiếng quá thì rất nhiều người, trong đó có người nước ngoài cũng kinh doanh, nhưng đôi khi họ làm mất hẳn đi tính chất của phở Việt.
Do vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa và các công thức chuẩn về phở Việt để lan tỏa một cách chính xác ra toàn thế giới.
Nem ránNem rán bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương và giá. Món ăn này mang đến vị ngon, giòn rụm rất hấp dẫn không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên Đán của người miền Bắc. Nem rán được rất nhiều người ưa thích và được xem là món ăn ngày Tết tượng trưng cho “quốc hồn, quốc túy” của người Việt.
Nem rán miền Bắc (Nguồn: Internet)
Xem thêm: 5 Cách Làm Mứt Dừa Non Dẻo, Ngon, Đơn Giản Đón Tết 2024
Giò lụa thường được đặt ở vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết, chúng có ý nghĩa trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Món ăn này được làm từ thịt lợn xay nhuyễn và gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Những miếng giò giòn dai, thơm ngon có thể ăn kèm với cơm hay bánh mì đều được. Bạn có thể bảo quản giò trong ngăn mát tủ lạnh và mang ra đãi khách bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong những dịp Tết.
Với các gia đình thích ăn chay có thể tham khảo cách làm chả lụa chay thơm ngon, an toàn vừa dễ làm tại đây!
Giò lụa - món ngon ngày Tết làm từ thịt lợn (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 2024: Ý Nghĩa Và Cách Trưng Bày Theo Kiểu Truyền Thống
Gà luộc là món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Thịt gà có vị ngọt thơm ăn kèm với lá chanh và chấm muối chanh ớt sẽ mang lại một hương vị riêng lạ miệng và rất khó quên. Đĩa gà luộc được bày biện trong mâm cơm đãi khách nổi bật nhờ màu vàng ươm, thịt mềm và da căng bóng thật hấp dẫn.
Những cách lì xì độc đáo, ý nghĩa cho ngày Tết
Đến Nguyễn Kim Nhận Thêm Lì Xì, Đón Tết Sum Vầy
Canh bóng bì lợn còn có tên gọi khác là canh bóng thả. Đây là món ngon ngày Tết luôn xuất hiện trong mâm cỗ của người miền Bắc. Món ăn này có vị ngọt thanh của nước dùng, thịt mọc béo ngậy, bóng bì giòn sần sật, hương nấm thơm lừng và các loại rau củ giúp tạo nên hương vị trọn vẹn cho món ăn.
Canh bóng bì lợn (Nguồn: Internet)
Cách nấu xôi gấc đỏ hấp dẫn, ngon, thơm dẻo đơn giản tại nhà
Cúng tất niên Giáp Thìn 2024: Bài cúng, mâm cúng, nghi thức cúng
Đây là món ăn ngày Tết truyền thống của người miền Bắc và hiện nay đã phổ biến khắp cả nước. Giò xào với thành phần chính là thịt thủ xào chín cùng một số nguyên liệu như mộc nhĩ, muối, hạt nêm, tiêu xay,... rồi gói và nén chặt trong lá chuối.
Giò thủ là món ngon ngày tết đặc trưng ở miền Bắc (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Văn khấn tất niên Tết Giáp Thìn 2024 ngoài trời, trong nhà chi tiết
Những ngày Tết đến Xuân về thường không thể thiếu bát canh măng nóng hổi với hương vị thơm ngon, béo ngậy. Nồi canh măng nấu cùng chân giò là món ăn đặc trưng của người miền Bắc mỗi dịp Tết. Đây cũng được xem là một nét văn hóa truyền thống của ông bà xa xưa với thói quen ăn những món có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Canh măng khô (Nguồn: Internet)
20+ Câu Chúc Tết Quý Mão Đoàn Viên Hay, Ngắn Gọn
10 điều cần làm ngày Tết để năm mới nhiều an khang, thịnh vượng