Thái hoàng thái hậu (chữ Hán: 太皇太后; Kana: たいこうたいごうTaikōtaigō; Hangul: 태황태후Tae Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Grand Empress Dowager hay Grand Empress Mother), thường được giản gọi là Thái Hoàng (太皇) hay Thái Mẫu (太母)[1][2], là tước vị pháp định dành cho bà nội của Hoàng đế đang tại vị, trên tước vị Hoàng thái hậu dành cho mẹ của Hoàng đế, được dùng trong gia đình hoàng gia của các khối tương văn Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Phương tiện di chuyển đến Hoàng Cung Thái Lan

Có rất nhiều phương tiện được ưa chuộng trong chuyến du lịch Thái Lan, tuy nhiên phương tiện di chuyển chủ yếu ở Thái Lan là xe tuk tuk, taxi, tàu điện ngầm MRT. Đây cũng là những phương tiện đi đến Hoàng Cung Thái Lan nhanh và tiện lợi nhất. Bên cạnh đó, giá thành của các phương tiện rất bình dân, chỉ từ 5 - 50 Bath/lượt đi, tùy vào phương tiện bạn chọn.

Lưu ý khi tham quan Hoàng Cung Thái Lan

Khi tới Hoàng Cung Thái Lan, du khách cần lưu ý một số điểm sau để có chuyến đi trọn vẹn nhất:

- Bạn không được mặc váy ngắn, quần đùi, áo ba lỗ hay áo croptop khi tham quan Hoàng Cung Thái Lan. Đây được xem là một điều cấm kỵ vì Hoàng Cung là nơi thiêng liêng đối với người Thái nên chúng ta cần tôn trọng tuyệt đối quy định này. Bên cạnh đó, phía ngoài Hoàng Cung có dịch vụ cho mượn quần dài, bạn chỉ cần đặt cọc 200 Baht để mượn, khi trả lại thì bạn sẽ nhận về đầy đủ số tiền đặt cọc chứ không mất phí thuê.

- Bạn nên đi tất thay vì đi giày, dép trong khuôn viên Hoàng Cung Thái Lan để giữ cho nơi đây luôn sạch sẽ theo truyền thống của người Thái.

Lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo khi tham quan Hoàng Cung Thái Lan (@janchalee)

- Các gian nhà ở Thái Lan đều có bậc thềm cửa và khi đi qua thì bạn cần bước qua thềm chứ không được dẫm lên, đặc biệt là vào các ngôi chùa linh thiêng như Chùa Phật Ngọc.

- Không ăn uống quà vặt khi tham quan Hoàng Cung Thái Lan. Nếu nóng và khát thì bạn chỉ cần mang theo bên mình một chai nước lọc để đảm bảo vệ sinh trong khu tham quan.

Nếu có cơ hội tới Thái Lan, chắc chắn bạn nên ghé thăm Hoàng Cung để cảm nhận được hết vẻ đẹp của Xứ sở Chùa Vàng nhé. Bạn có thể tham khảo thêm các tour Thái Lan được yêu thích nhất của BestPrice chỉ với 1 CLICK ở nút phía dưới nhé!

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Một ngọn núi thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được biết đến như một thắng cảnh quốc gia với hệ thực vật phong phú, đồng thời, nơi đây cũng là chốn linh thiêng đối với khách mộ đạo.

Nguyên phi - Hoàng thái hậu Ỷ Lan là người phụ nữ có công lớn trong việc “trị quốc” khi 2 lần thay chồng là vua Lý Thánh Tông, thay con là vua Lý Nhân Tông buông rèm nhiếp chính. Bà được người đời tôn vinh là “Quan Âm nữ” và được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam đề nghị UNESCO công nhận là “Người phụ nữ huyền thoại”. Bà có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp nối cũng như phát huy các giá trị Phật giáo thời Lý qua việc truyền bá Phật giáo, đúc chông và dựng chùa trên nhiều vùng thắng cảnh của cả nước núi Tiên Du (Bắc Ninh), An Lão (Kiến An)...

Tượng đài Hoàng thái hậu Ỷ Lan vừa được khánh thành an vị tại Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Để tri ân và ghi nhận những đóng góp to lớn của bà trong lịch sử dân tộc, Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng nhân dân, phật tử cả nước đã chung tay đúc dựng tượng đồng Hoàng thái hậu Ỷ Lan tại đền thờ bà. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất trên tư thế đứng, nặng 25 tấn; cao 9,1m cùng với nhiều hạng mục cảnh quan đi kèm xung quanh tượng.

Với tổng số tiền đầu tư đúc dựng tượng đài lên đến 22 tỷ đồng trích từ ngân sách nhà nước 10 tỷ đồng; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tài trợ 1,7 tỷ đồng; số tiền còn lại được Ban tổ chức vận động theo hình thức xã hội hóa từ đóng góp của các tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Cùng với những di tích còn lại trong đền mang đậm dấu vết thời gian, gần như còn nguyên dạng sau lần trùng tu lớn năm 1612, tượng đài Hoàng thái hậu Ỷ Lan chắc chắn sẽ làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và tôn kính cho không gian tâm linh và văn hóa này; đồng thời góp phần giáo dục thế hệ trẻ hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử huy hoàng của đất nước cũng như một nhân vật đặc biệt lịch sử tôn vinh dưới triều Lý của dân tộc Việt Nam ta.

Bài này viết về hoàng hậu nhà Tống. Đối với hoàng hậu khác cùng tôn hiệu, xem

Minh Đức Lý Hoàng hậu (chữ Hán: 明德李皇后; 960 - 1004), là vợ thứ 3, đồng thời là Hoàng hậu tại vị duy nhất của Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa[1].

Minh Đức Hoàng hậu Lý thị, xuất thân là người Lộ Châu, Thượng Đảng (nay là Trường Trị, Sơn Tây), trong một gia tộc quan liêu lâu đời. Tổ phụ Lý Triệu (李肇), làm quan nhà Hậu Đường đến Tư không, tử nạn khi khai chiến với Khiết Đan. Thân phụ Lý Xử Vân (李處耘), khi ấy là Thứ sử của Tri Châu (淄州), trời sinh trí dũng lại gan dạ, sau được phong Tống triều Khai quốc nguyên huân (宋朝開國元勛), tặng Thái sư. Đích mẫu Ngô thị (吴氏), sinh mẫu là Trần thị (陳氏)[1]. Trong nhà bà, có anh trai Lý Kế Long (李继隆) làm đến Điện tiền đô Chỉ huy sứ rồi Tiết độ sứ, ngoài ra còn có Lý Kế Tuân (李继恂) cùng Lý Kế Hòa (李继和), đều làm Thứ sử rồi Tiết độ sứ, gia thế họ Lý ngày một thịnh vượng.

Trong những năm Khai Bảo thời Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, vì là con cháu huân thần có công lao, Lý thị được tuyển làm Vương phi cho Triệu Quang Nghĩa, khi đó đang là Tấn vương (晉王).

Năm Ung Hi nguyên niên (984), Tống Thái Tông tức vị, lập Lý thị làm Hoàng hậu. Lý hậu đoan trang diễm lệ, nhân từ độ lượng, là bậc Mẫu nghi thiên hạ. Năm Chí Đạo thứ 2 (996), dụ tấn phong đích mẫu Ngô thị làm Vệ Quốc thái Phu nhân (衛國太夫人), sinh mẫu Trần thị làm Hàn Quốc thái Phu nhân (韓國太夫人).

Khi Tống Thái Tông quá thế (997), hoạn quan Vương Kế Ân (王继恩) ngầm lập Thái Tông trưởng tử Triệu Nguyên Tá thay Thái tử Triệu Hằng kế vị. Nhưng đại thần Lữ Đoan (吕端) đứng ra bảo hộ Thái tử, sử gọi Tống Chân Tông. Sau khi Chân Tông tức vị, Hoàng hậu Lý thị được tôn làm Hoàng thái hậu, ban đầu ngự ở Gia Khánh điện (嘉慶殿) thuộc Tây cung (西宮), sau chuyển qua Vạn An cung (萬安宮). Tống Chân Tông đối với Lý Thái hậu thập phần hiếu kính, mỗi khi bệnh đều hầu hạ thuốc thang[1], lại với anh trai của bà muôn phần vị nể, phong làm Tiết độ sứ của Trấn An Quân, kiêm Kiểm hiệu Thái phó (检校太傅), sau lại thăng Đồng Trung thư môn hạ Bình chương sự (同中書門下平章事), thập phần trọng dụng.

Năm Cảnh Đức nguyên niên (1004), ngày 15 tháng 3 (âm lịch), Lý Thái hậu qua đời, hưởng dương 45 tuổi. Thụy hiệu Minh Đức Hoàng hậu (明德皇后), táng ở Vĩnh Hi lăng (永熙陵)[1].

Chú thích: # Bị phế khi đang tại vị; ~ Từng bị phế khi tại vị, sau được khôi phục; * Từng lâm triều thính chính

Thời gian mở cửa và giá vé tham quan tại Hoàng Cung Thái Lan

Thời gian mở cửa tại Hoàng Cung Thái Lan là từ 8h30 - 15h30 hàng ngày. Giá vé vào cửa cho 1 người là 500 Bath (khoảng 380.000đ) và giá cho thuê quần dài là 200 Bath (khoảng 150.000đ). Giá vé có thể thay đổi tùy vào tỷ giá của đồng Baht và VNĐ ở thời điểm hiện tại.

Bạn có thể tham quan và check in tại Hoàng Cung Thái Lan thoải mái trừ những ngày làm lễ lớn hoặc các buổi lễ Hoàng Gia.

Cung điện Hoàng Gia từng là nơi ở của các đời vua và hoàng tộc. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20 hoàng gia Thái Lan đã chuyển đến nơi khác sống nhưng vẫn tu sửa, cải tạo cung điện hàng năm. Đây còn là nơi diễn ra các sự kiện, nghi lễ quan trọng của quốc gia, trong đó có cả lễ đăng quang của Quốc vương Thái Lan.

Cung điện Hoàng Gia (Grand Palace)

Cung điện Huy Hoàng là nơi có nội quy ra vào khá nghiêm ngặt. Đây là nơi đặt đền thờ Hoàng tộc và cũng là nơi sưu tầm, bảo tồn các loại vũ khí của hoàng gia. Trong khuôn viên của cung điện Huy Hoàng còn có một viện bảo tàng nhỏ lưu giữ các loại tiền cổ, hiện vật quốc gia.

Cung điện Chitralada là một trong những cung điện đẹp nhất ở Thái Lan. Đây từng là nơi ở của vị vua Rama IX và hoàng hậu. Cung điện Chitralada có phong cách kiến trúc đậm nét của nước Ý từ thời kỳ Phục Hưng. Địa điểm này đã trở thành nơi tổ chức các dịp lễ kỷ niệm lớn của đất nước và đón tiếp các quan chức cấp cao từ các nước khác đến với Thái Lan.

Trong Hoàng Cung có đền Emerald là nơi thờ tôn giáo. Quanh khu vực đền Emerald gồm những bức tranh khổng lồ tái hiện về cuộc chiến giữ nước của người Thái. Tất cả thư viện, đền thờ trong Hoàng Cung đều được làm bằng kính, khảm trai. Ghé tới nơi đây, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử của xứ sở Chùa vàng.

Chùa Phật Ngọc tọa lạc ngay trong khuôn viên của Hoàng Cung, là nơi linh thiêng nhất ở Xứ sở Chùa Vàng. Bên trong chùa có một pho tượng Phật bằng ngọc bích nguyên khối, pho tượng được thay trang phục tùy theo 3 mùa hè, mùa đông và mùa mưa. Chùa Phật Ngọc mang ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân Thái Lan, là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống của người Thái giữa lòng thủ đô Bangkok hiện đại, sầm uất.

Tượng Phật được tạc bằng ngọc bích nguyên khối (@bangkokdiscovering)

Hoàng Cung Thái Lan là niềm tự hào của người dân Xứ sở Chùa Vàng và là điểm đến không thể bỏ qua khi tới Bangkok. Hiện nay, các buổi đăng triều và cuộc gặp giữa các Nguyên thủ quốc gia đều diễn ra tại đây.