– Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển. Kinh tế và mức sống của người dân ngày một tăng. tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta vẫn đang ở mức tương đối. Đưa ra những biện pháp hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là bài toán mà cơ quan chức năng Nhà nước luôn tìm lời giải trong nhiều năm nay. Một trong những phương thức bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân có hoàn cảnh khó khăn là chính sách miễn giảm học phí mà Nhà nước đưa ra.

Mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở

Khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định mức hỗ trợ xây mới và cải tạo nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:

- Nhà xây mới: Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.

- Sửa chữa nhà: Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương.

Mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (Ảnh minh họa)

Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ

Với định mức hỗ trợ như trên, Bộ Xây dựng chỉ rõ yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:

- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy, cụ thể:

+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tổng, bê tổng cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ.

+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tổng cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tổng cốt thép, lợp ngói.

Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tổng cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.

Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nước ta hiện nay:

– 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn được giải phóng khỏi ách xâm lược của bọn thực dân, đế quốc. Sau khi giành được độc lập, đất nước ta phải đối mặt với 2 loại giặc: “giặc đói” và “giặc dốt”. Đảng, Nhà nước và nhân dân bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước. Các kế hoạch dài hạn 5 năm nhằm phát triển kinh tế liên tục được triển khai và thực hiện. Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số,..đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Vào đầu năm 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình xóa đói giảm nghèo. Chỉ sau gần 30 năm, Việt Nam từ nước nghèo, đi lên trở thành nước đang phát triển. Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nước ta liên tục giảm.

– Từ thời kỳ hướng tới mục tiêu “ăn no mặc ấm”, Đảng và Nhà nước ta hướng tới xây dựng và không ngừng nâng cao đời sống người dân. Người dân hiện đang hướng theo mục tiêu chất lượng cuộc sống là “ ăn ngon mặc đẹp”. Các chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghèo được Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

Tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở thì hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện một số công việc sau:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có nhu cầu), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.

- Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức thành viên để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Trên đây là quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

Hộ nghèo, hộ cận nghèo là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, được Nhà nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ. Vậy hộ nghèo, hộ cận nghèo có được miễn giảm học phí không? Bài viết dưới đây phân tích làm rõ vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật uy tín toàn quốc: 1900.6568

Khái niệm hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, cụ thể:

Hộ nghèo là những hộ gia đình đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Theo đó, ở từng khu vực, tiêu chí xác định hộ nghèo là khác nhau. Cụ thể:

– Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Cũng giống hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo khu vực, địa phương. Những đối tượng thuộc hộ cận nghèo cần đảm bảo những tiêu chí nhất định như sau:

– Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Có thể thấy, để xác định hộ nghèo, hộ cần nghèo, Nhà nước sẽ căn cứ vào thu nhập của các hộ đó. Đây đều là những hộ có thu nhập sống kém, mức sống thấp. Nhằm đảm bảo cuộc sống cho những đối tượng này, Nhà nước phải đưa ra những chủ trương xét duyệt hộ nghèo, hộ cần nghèo để có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Điển hình là sự hỗ trợ về việc miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên.