Sáng 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2.

Đại tá Viengxay Soulivong phát biểu tại gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai, ngày 15-10-2024. Ảnh: VĨNH AN

Trên cơ sở Nghị định thư và kế hoạch hợp tác hằng năm, hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, với nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực như: Trao đổi đoàn các cấp; đào tạo, tập huấn; công tác Đảng, công tác chính trị; quản lý, bảo vệ biên giới; tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong các thời kỳ chiến tranh; phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quân sự-quốc phòng đa phương.

Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, để hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới, tôi cho rằng hai bên cần tập trung triển khai hiệu quả các nội dung đã thống nhất trong Nghị định thư và Kế hoạch hợp tác hằng năm, trong đó chú trọng tới một số lĩnh vực. Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về công tác Đảng, công tác chính trị. Hai bên cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước; công tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong các thời kỳ chiến tranh… Ngoài ra, tiếp tục tăng cường hợp tác quản lý, bảo vệ biên giới. Đây là một điểm sáng trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước thời gian qua. Lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới hai nước cần tiếp tục phối hợp duy trì thực hiện có hiệu quả Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa nước hai nước; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra song phương bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động qua lại biên giới, nhất là tại các đường mòn, lối mở, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm xuyên biên giới; phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau phòng, chống hiệu quả dịch bệnh; kịp thời phát hiện xử lý các vụ việc phức tạp nảy sinh ở biên giới ngay từ cơ sở, góp phần xây dựng đường biên giới hai nước hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững. Cùng với đó là tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược lâu dài.

PV: Xin đồng chí chia sẻ về công tác phối hợp giữa Bộ Quốc phòng hai nước trong việc chuẩn bị tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai?

Đại tá Viengxay Soulivong: Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai được xác định là một trong những hoạt động đối ngoại quốc phòng song phương quan trọng hàng đầu của hai nước trong năm 2024. Công tác chuẩn bị tổ chức thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, trực tiếp, thường xuyên là lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước. Các cơ quan chức năng có liên quan trong và ngoài quân đội cũng như các địa phương có liên quan của hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện, triển khai công việc một cách đồng bộ. Vừa qua, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan của hai nước đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị phục vụ cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai.

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, trực tiếp là lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước, với tinh thần trách nhiệm cùng sự phối hợp chặt chẽ, các cơ quan có liên quan, trong đó có các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng hai nước cùng các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh Sơn La và tỉnh Houaphanh, đã nỗ lực triển khai công tác chuẩn bị đúng tiến độ, đạt chất lượng, bảo đảm Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai đạt hiệu quả thiết thực.

PV: Xin đồng chí chia sẻ về ý nghĩa của Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai?

Đại tá Viengxay Soulivong: Như chúng ta đã biết, Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, có chung đường biên giới dài hơn 2.000km. Với đường biên giới chung dọc theo hai nước như vậy, Lào và Việt Nam có lịch sử quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết gắn bó keo sơn. Nhân dân hai nước luôn chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ lẫn nhau. Trong tổng thể mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hợp tác quốc phòng là một trụ cột vững chắc, không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần thiết thực vào việc vun đắp mối quan hệ đoàn kết, gắn bó keo sơn, thủy chung, trong sáng, mẫu mực hiếm có Việt Nam-Lào.

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai có ý nghĩa hết sức quan trọng, sẽ góp phần vào việc củng cố và phát triển thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở khu vực biên giới, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đây là cơ hội để hai nước thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, góp phần vun đắp mối quan hệ đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai nước, nhất là nhân dân khu vực giáp biên, đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm của lực lượng bảo vệ biên giới hai nước chung tay phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong bảo vệ đường biên, cột mốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển.

Là người tham gia làm công tác chuẩn bị, tôi rất ấn tượng với sự nỗ lực hết sức mình của phía Việt Nam nhằm góp phần đảm bảo chương trình giao lưu diễn ra trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, đoàn kết, trọng thị, an toàn với quy mô, hình thức phù hợp. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với nỗ lực của hai nước, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ hai sẽ thành công tốt đẹp, để lại những ấn tượng sâu đậm, mở ra một chương mới trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.

Tin tức cập nhật liên quan đến biên giới việt nam - lào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Biên giới Lào–Việt Nam là biên giới quốc tế giữa hai quốc gia Lào và Việt Nam. Biên giới dài 2.161 km (1.343 m) và chạy từ điểm giáp ranh với Trung Quốc ở phía bắc đến điểm giáp ranh với Campuchia ở phía nam.

Biên giới bắt đầu từ phía bắc tại điểm giao nhau với Trung Quốc và chạy trên bộ theo hướng đông nam. Sau đó, nó quay về phía tây, sử dụng một thời gian ngắn qua sông Nam Sam, trước khi rẽ ngoặt sang hướng đông nam và đi theo dãy Trường Sơn và trong một thời gian, sông Sepon, kết thúc tại ngã ba biên giới Campuchia-Lào-Việt Nam.[1]

Trong lịch sử, dãy Trường Sơn là ranh giới tự nhiên giữa các vương quốc Việt Nam ở phía đông và các vương quốc Lào, Thái và Khmer ở ​​phía tây.[1] Từ những năm 1860 Pháp bắt đầu thiết lập sự hiện diện trong khu vực, ban đầu là ở Campuchia và Việt Nam hiện đại, và thuộc địa của Đông Dương thuộc Pháp được thành lập vào năm 1887.[1][2] Tại thời điểm này, Lào là một phần của Vương quốc Xiêm (tên cũ của Thái Lan), tuy nhiên nó là sát nhập vào Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1893 sau chiến tranh Pháp-Xiêm.[1][2][3] Ngày chính xác của việc phân định biên giới là không rõ ràng; Nghiên cứu về ranh giới quốc tế cho rằng "Cơ sở pháp lý của ranh giới Lào-Việt-Nam có lẽ bắt nguồn từ các hiệp ước và phong tục cổ đại được sửa đổi hoặc làm cụ thể hơn bằng các sắc lệnh của chính quyền Đông Dương"[1] Một phần của biên giới được phân định vào năm 1916 sau một cuộc tranh chấp, và các bản đồ của Pháp được vẽ trong thời kỳ thuộc địa được sử dụng làm cơ sở cho biên giới quốc tế sau này.[1][2]

Lào giành được độc lập một phần từ Pháp vào năm 1949, giành độc lập hoàn toàn vào năm 1953, tiếp theo là Việt Nam vào năm 1954. Việt Nam được phân chia thành Bắc và Nam Việt Nam cách nhau một Khu phi quân sự của Việt Nam, với Lào giáp với cả hai thực thể.[1] Trong chiến tranh Việt Nam, biên giới này là nơi quân giải phóng Miền Nam Việt Nam mượn đường băng qua các đường tiếp tế, đáng chú ý nhất là đường mòn Hồ Chí Minh, khiến nó bị ném bom nặng nề bởi lực lượng Mỹ.[2] Sau chiến thắng của phe Cộng sản vào năm 1975 ở cả Việt Nam và Lào, một hiệp ước biên giới được ký kết vào năm 1976 dựa trên đường biên giới thời thuộc địa.[2] Sự phân định biên giới đã được tiến hành từ năm 1979–84.[2] Một vài điều chỉnh nhỏ được thực hiện vào năm 1986.[2]

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; Đại tướng Chansamone Chanyalath, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào; Đại tướng Tea Seiha, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia đồng chủ trì giao lưu.

Tại khu vực Cột mốc ngã ba biên giới ba nước, Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón Đại tướng Chansamone Chanyalath và Đại tướng Tea Seiha. Bộ trưởng Quốc phòng ba nước cùng thực hiện nghi lễ: Chào, tô son cột mốc chủ quyền; chứng kiến lực lượng bảo vệ biên giới ba nước phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra Cột mốc ngã ba biên giới; trồng cây hữu nghị; chứng kiến diễn tập quân y chung giữa Quân đội ba nước; tham dự Lễ khánh thành Nhà Văn hóa thôn Tà Ka và thăm, tặng quà Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum).

Tại thành phố Kon Tum đã diễn ra Cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước, ký biên bản cuộc gặp thường niên giữa ba Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Lễ ký kết các các văn kiện hợp tác quốc phòng giữa ba nước.

Tại Cuộc gặp thường niên, ba Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá, thời gian qua, Bộ Quốc phòng ba nước luôn phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao ba nước về hợp tác quân sự, quốc phòng, đạt được hiệu quả thiết thực, nổi bật là duy trì hiệu quả cơ chế Cuộc gặp thường niên giữa ba Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (được thiết lập từ năm 2012). Quân đội ba nước tiến hành diễn tập chung về cứu hộ - cứu nạn tại Lào năm 2022, diễn tập chung quân y ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống trong khuôn khổ giao lưu lần này. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước khẳng định, với nỗ lực chung của ba nước, tình hình biên giới thời gian qua được duy trì ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được bảo đảm, các vụ việc phát sinh được kịp thời phát hiện và xử lý tốt; đời sống người dân được nâng cao, phát triển kinh tế - xã hội được gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới.  Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước nhất trí tập trung thúc đẩy quan hệ hợp tác vào các lĩnh vực: Củng cố nền tảng tin cậy chính trị, tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao; tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế như Cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước, Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng, tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề các sự kiện, diễn đàn đa phương... Đồng thời tuyên truyền, giáo dục cho Quân đội, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lịch sử, ý nghĩa, tầm quan trọng của tình đoàn kết ba nước, ba Quân đội... Bộ Quốc phòng và Quân đội ba nước đa dạng hóa các hoạt động hợp tác, ưu tiên các lĩnh vực giao lưu, hợp tác giữa lực lượng bảo vệ biên giới, quân khu giáp biên, các quân, binh chủng thông qua các cơ chế hợp tác thiết thực như tuần tra chung, trao đổi kinh nghiệm quản lý, bảo vệ biên giới, đấu tranh tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường bồi dưỡng, học tập ngôn ngữ lẫn nhau giữa các đơn vị đóng quân khu vực biên giới; tổ chức các hoạt động chung giữa Quân đội ba nước nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống... Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước thống nhất tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, nhất là các cơ chế trong ASEAN như ADMM và ADMM+; ủng hộ Bộ Quốc phòng Lào đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch Các hội nghị quân sự, quốc phòng ASEAN 2024. Ba Bộ trưởng cũng trao đổi về tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm, khẳng định quyết tâm của Bộ Quốc phòng và Quân đội ba nước luôn đoàn kết, tiếp tục đóng góp tích cực vào vai trò trung tâm của ASEAN cũng như lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực. Tại Cuộc gặp, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước láng giềng gần gũi, cùng sẻ chia dòng sông Mekong nặng phù sa và dãy Trường Sơn hùng vĩ. Quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa ba nước bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, được vun đắp và phát triển qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng. Đó là tình đoàn kết thủy chung, là niềm tin về lòng chân thành, trong sáng mà ba dân tộc dành cho nhau, là sự giúp đỡ hết lòng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ba dân tộc. Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, góp phần viết tiếp những trang sử mới của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết và hợp tác toàn diện giữa ba nước. Thành công của giao lưu sẽ tạo xung lực mới, thúc đẩy hơn nữa tin cậy chính trị, quan hệ hợp tác giữa Quân đội ba nước nói chung, hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước nói riêng; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu nhân dân giữa ba nước ở khu vực biên giới. Đại tướng Chansamone Chanyalath, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào cho rằng, ba nước có chung đường biên giới, cùng chung vận mệnh, nhân dân ba nước có truyền thống giúp đỡ lẫn nhau, từng kề vai sát cánh chiến đấu chống lại đế quốc xâm lược. Vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian nào, ba nước cũng không thể tách rời nhau. Quân đội ba nước phải là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng, giữ gìn, bảo vệ, phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết quý báu giữa ba nước. Đại tướng Chansamone Chanyalath nhấn mạnh, vì hòa bình, ổn định, ấm no, hạnh phúc của nhân dân mỗi nước, chúng ta phải cùng nhau xây dựng đường biên giới ba nước trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, nhất là thông qua hoạt động gặp gỡ, giao lưu, trao đổi lẫn nhau. Đại tướng Tea Seiha, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia nhấn mạnh, giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới ba nước là cơ hội để Bộ Quốc phòng ba nước đánh giá những hoạt động, thành tựu đạt được và tái khẳng định cam kết vững chắc trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng tốt đẹp, mang lại lợi ích chung cho đất nước và nhân dân ba nước. Việc tăng cường hợp tác quốc phòng giữa ba nước không chỉ nêu bật tầm quan trọng của hợp tác quân sự trong khu vực mà còn góp phần kết nối ASEAN và củng cố Cộng đồng ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển của các nước trong khu vực và cải thiện đời sống của người dân mỗi nước. Quân đội ba nước tăng cường hợp tác về chính trị, an ninh, ngoại giao, quân sự, là nền tảng đưa đến sự phát triển trên mọi lĩnh vực, góp phần duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực biên giới, trở thành khu vực biên giới hoà bình lâu dài và phát triển, Đại tướng Tea Seiha khẳng định. Dịp này, Đại tướng Phan Văn Giang trân trọng mời Đại tướng Chansamone Chanyalath và Đại tướng Tea Seiha cùng Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Lào và Campuchia tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hà Nội.

Ba bộ trưởng quốc phòng Việt Nam - Lào - Campuchia đã chào và tô son cột mốc chủ quyền - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Ngày 14-12, sự kiện giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất diễn ra tại TP Kon Tum (Việt Nam) và khu vực biên giới chung ba nước.

Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Chansamone Chanyalath - bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào và Đại tướng Tea Seiha - bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia đồng chủ trì sự kiện.

Tại khu vực cột mốc ngã ba biên giới ba nước, ba bộ trưởng đã chào và tô son cột mốc chủ quyền, trồng cây hữu nghị. Cũng tại đây, lực lượng bảo vệ biên giới ba nước phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm tra cột mốc ngã ba biên giới.

Cùng ngày, tại ngã ba trạm thu phí cửa khẩu quốc tế Bờ Y, sau khi theo dõi quân đội 3 nước tổ chức diễn tập quân y chung, ba bộ trưởng đã dự lễ khánh thành Nhà văn hóa thôn Tà Ka, đi thăm và tặng quà Trường tiểu học Bế Văn Đàn (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi).

Tại sự kiện, Bộ trưởng Phan Văn Giang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố tuyến biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác phát triển trong nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Ba bộ trưởng thăm khu vực diễn tập quân y chung - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, thăm lực lượng quân y Campuchia - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ nhất là hoạt động nhằm triển khai kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng Lào và Bộ Quốc phòng Campuchia.

Giao lưu góp phần tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia; thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới ba nước.

Hoạt động giao lưu lần này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu nhân dân ở khu vực biên giới. Đồng thời, truyền tải thông điệp về tình đoàn kết, hữu nghị, tương trợ lẫn nhau giữa chính phủ, quân đội và nhân dân ba nước, qua đó góp phần xây dựng biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Đại tướng Phan Văn Giang đã mời hai bộ trưởng Campuchia và Lào tham dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 vào tháng 12 năm sau tại Hà Nội.

Quân đội 3 nước tổ chức diễn tập quân y chung - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Quân đội 3 nước tổ chức diễn tập quân y với tình huống giả định động đất xảy ra tại khu vực biên giới 3 nước gây nhiều thương vong - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG