Chương trình Thạc sĩ Điều hành cao cấp (EMBA) và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương (FTU) sẽ giúp cao học viên tiếp cận những kiến thức mới, hiện đại, linh hoạt áp dụng vào quản trị doanh nghiệp.
Trường Đại học Kinh tế - Luật là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở trình độ Thạc sĩ trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và luật. Trường bắt đầu tổ chức đào tạo thạc sĩ từ năm 2001. Sự phát triển không ngừng về hoạt động đào tạo cũng như chất lượng của đào tạo sau đại học của trường đã làm cho Trường Đại học Kinh tế - Luật trở thành cơ sở đào tạo có uy tín cao đối với người học và xã hội, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các chương trình đào tạo thạc sĩ cụ thể như sau:
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ đợt 1 năm 2024 như sau:
1. NGÀNH/ CHUYÊN NGÀNH VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH
2. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO
● Hình thức đào tạo: tập trung, thực hiện theo học chế tín chỉ
● Thời gian đào tạo: trong vòng 24 tháng
● Địa điểm đào tạo: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài.
4.1. Điều kiện về văn bằng tốt nghiệp đại học
Thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học các ngành phù hợp, ngành gần và ngành khác (quy định cụ thể tại Phụ lục 1 đính kèm Thông báo) được dự tuyển đầu vào chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ của Trường. Trong đó, thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học các ngành phù hợp với ngành dự tuyển được dự tuyển ngay; thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp các ngành gần, ngành khác phải hoàn thành bổ sung kiến thức (quy định cụ thể tại phụ lục 1 đính kèm Thông báo) trước khi được dự tuyển.
Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; người dự tuyển đáp ứng yêu cầu này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ Anh; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Anh;
b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cấp trong thời gian không quá 02 năm tính đến thời gian đăng ký dự tuyển mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam như sau:
B1 Preliminary/B1 Business Preliminary/ Linguaskill.
Linguaskill. Thang điểm: 160 - 179
Các chứng chỉ trình độ tiếng Anh trên còn hiệu lực (nếu chứng chỉ có thời hạn) đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận (không chấp nhận chứng chỉ thi theo hình thức home – Edition). Sau khi nhận được chứng chỉ Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh sẽ thẩm định để đảm bảo tính xác thực.
- Cam kết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; văn bằng, chứng chỉ được cấp là đúng sự thật; thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo;
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Nhà trường;
- Đối với người dự tuyển thuộc diện chính sách ưu tiên phải có đủ hồ sơ theo qui định tại mục 5.2 thông báo này;
- Đối với công dân là người nước ngoài các điều kiện như công dân Việt Nam, đồng thời, khi dự tuyển phải có đủ năng lực Tiếng Việt để tiếp thu kiến thức trong quá trình đào tạo năng lực tiếng Việt tối thiểu bậc 4 theo qui định tại Thông tư Số: 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này;
f) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 5 điểm vào điểm xét tuyển.
Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
Các loại giấy tờ cần có để hưởng chính sách ưu tiên:
a) Bản sao (có công chứng) thẻ thương/ bệnh binh hoặc các loại giấy tờ có liên quan (đối với đối tượng quy định ở điểm b, c, e, f mục 5.1);
b) Bản sao (có công chứng) CCCD, giấy khai sinh và xác nhận của xã/ phường nơi cư trú (đối với đối tượng quy định tại điểm d mục 5.1);
c) Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường/ xã về việc cơ quan đó đóng trên địa bàn được ưu tiên (đối với đối tượng quy định ở điểm a mục 5.1).
- Căn cứ vào chỉ tiêu đã được xác định cho từng ngành/chuyên ngành đào tạo trong tổng chỉ tiêu của Trường, ngưỡng đảm bảo chất lượng do Trường công bố tại Đề án Tuyển sinh và Đào tạo sau đại học năm 2024, điểm xét tuyển của từng thí sinh, Hội đồng tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển và số lượng thí sinh trúng tuyển;
- Trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau ở mức điểm trúng tuyển thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới; (2) Người có điểm trung bình toàn khóa học ở bậc đại học (không tính điểm ưu tiên) cao hơn; (3) Người có điểm trung bình cộng của tất cả các học phần ngoại ngữ trong bảng điểm tốt nghiệp đại học cao hơn; (4) Người tốt nghiệp đại học ưu tiên theo thứ tự: ngành, chuyên ngành phù hợp; ngành, chuyên ngành gần; ngành, chuyên ngành khác với ngành dự tuyển.
Phương thức tuyển sinh là xét tuyển: căn cứ hồ sơ của người dự tuyển (Những hồ sơ đủ điều kiện xét tuyển thì được đánh giá dựa trên các tiêu chí được quy định cụ thể tại Phụ lục 2). Trong đó, những trường hợp dự tuyển theo hướng nghiên cứu sẽ được xét sau khi đã trúng tuyển vào hướng ứng dụng.
8. HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ LIÊN QUAN
Mức học phí hệ đào tạo Thạc sĩ và các khoản phí, lệ phí liên quan thu theo Quyết định số 2091/QĐ-ĐHNH, ngày 21/07/2023 Về việc mức thu học phí, phí dịch vụ năm học 2023-2024. Cụ thể:
Học phí: 900.000đ/tín chỉ (Tổng số tín chỉ của Chương trình đào tạo thạc sĩ là 60)
- Khi thí sinh trúng truyển nhập học, Nhà trường thu học phí lần đầu là: 27.000.000đ (tương ứng 30 tín chỉ) và các khoản phí, lệ phí theo quy định.
(Trong trường hợp có quy định mới về học phí và các khoản phí, lệ phí thì sẽ thu theo quy định mới).
Mỗi thí sinh nộp một bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển. Hồ sơ đăng ký dự tuyển thạc sĩ phải có đầy đủ các giấy tờ gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ theo quy định hành chính:
Thí sinh nộp 01 bản phiếu đăng ký dự tuyển (Mẫu số 01)
9.2. Lý lịch của người dự tuyển
Thí sinh nộp 01 bản lý lịch có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú (Mẫu số 02)
9.3. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp và đối tượng ưu tiên
- 01 bản sao bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học;
- 01 bản sao Chứng chỉ bổ sung kiến thức (nếu thuộc diện phải học bổ sung kiến thức);
- 01 bản sao Chứng chỉ ngoại ngữ;
- 01 bản photo các công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu (nếu có); bao gồm: trang bìa, phụ lục và nội dung bài báo.
- Giấy xác nhận thời gian công tác của cơ quan, đơn vị nơi làm việc (nếu có);
- 02 ảnh màu 3x4 (ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh ở mặt sau của hình);
- Bản cam kết (Mẫu số 03) đính kèm thông báo này.
- Người dự tuyển có thể nộp tiền mặt trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế toán, số 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1 hoặc chuyển khoản về tài khoản Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh:
+ Tên tài khoản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Mở tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh 7 - TP.HCM
+ Hoặc số tài khoản: 0721000801777
Mở tại: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Đồng
+ Nội dung ghi rõ: “Họ và tên, số CCCD, Lệ phí dự tuyển trình độ Thạc sĩ”
10. ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ DỰ TUYỂN
- Thí sinh truy cập Website: http://xettuyen.hub.edu.vn để đăng ký, điền đầy đủ thông tin và xuất Phiếu đăng ký dự tuyển (Mẫu số 01), Lý lịch khoa học (Mẫu số 02) nộp kèm các giấy tờ liên quan tại mục 9.3.
- Thời gian nhận Hồ sơ tuyển sinh: kể từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 26/4/2024
- Địa điểm nhận Hồ sơ: thí sinh liên hệ nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường hoặc qua đường Bưu điện theo một trong các địa chỉ sau:
+ Phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu
+ Trung tâm Đào tạo trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi
11. THỜI ĐIỂM CÔNG BỐ KẾT QUẢ XÉT TUYỂN VÀ KHAI GIẢNG
- Thời điểm công bố kết quả: dự kiến 03 tuần sau ngày hết hạn nộp hồ sơ.
- Khai giảng dự kiến: Tháng 6 năm 2024
12. BỔ SUNG KIẾN THỨC, HỌC VÀ THI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH
- Thí sinh dự tuyển đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành gần, chuyên ngành khác với chuyên ngành dự tuyển phải học các môn bổ sung kiến thức đại học (Phụ lục 1).
- Các lớp bổ sung kiến thức được tổ chức vào các buổi tối trong tuần và cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật.
12.2. Học và thi chứng chỉ tiếng Anh
Thí sinh chưa đạt điều kiện về năng lực tiếng Anh theo quy định tại mục 6, nếu có nhu cầu Trường sẽ tổ chức lớp học và thi chứng chỉ.
12.3. Liên hệ đăng ký học bổ sung kiến thức và chứng chỉ tiếng Anh:
Để nắm rõ hơn thông tin liên quan đến tuyển sinh trình độ đào tạo Thạc sĩ năm 2024 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, xin vui lòng liên hệ Khoa Sau đại học:
- Địa chỉ: Số 36 đường Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 38 212 590 - Email: [email protected]
- Website: https://hub.edu.vn, https://tuyensinh.hub.edu.vn
Ngành: Công nghệ thực phẩm (Food technology) Mã ngành: 8540101
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: 2 năm Danh hiệu: Thạc sĩ
Đơn vị quản lý: Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm
Chương trình đào tạo Cao học ngành Công nghệ thực phẩm nhằm đào tạo ra những thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực thực hành, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và hội nhập với thế giới.
Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo: https://gs.ctu.edu.vn/kctdt2022/program.php?pr=ths1
Thông tin tuyển sinh: https://gs.ctu.edu.vn/tuyen-sinh/trinh-do-thac-si/1670-thong-bao-tuyen-sinh-dao-tao-trinh-do-thac-si-nam-2022-dot-2.html
Chúng tôi sử dụng cookie dể cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đã đồng ý với việc sử dụng cookie. Tìm hiểu thêm về