Giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:
Việt Nam quốc hiệu chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích Việt Nam nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Trong đó nước ta đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, từ 1000 – 2000m núi trung bình 14%, trên 2000m núi cao chỉ có 1%.
Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến cổ làm trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo chiều cao. Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa rất đa dạng.
Cấu trúc địa hình Việt Nam gồm 2 hướng chính là hướng Tây Bắc Đông Nam và hướng vòng cung.
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là vùng núi Trường Sơn Bắc, Tây Bắc.
+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc, Trường Sơn Nam.
Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.
Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế, ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối núi thấp Quảng Trị. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.
Do đó đáp án đúng cho câu hỏi đặc điểm chung của vùng đồi núi trường sơn bắc là gì là đáp án C. Đặc điểm chung của vùng đồi núi trường sơn bắc là gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.
Một số vụ núi lửa phun nổi bật trong năm qua có thể kể đến núi lửa Sinabung và Agung ở Indonesia, núi lửa Shiveluch ở Nga, Villarrica ở Chile, Turrialba ở Costa Rica, Kilauea ở Hawaii, Popocatepetl và Volcán de Colima ở Mexico, Bogoslof ở Alaska, Manaro Voui ở Vanuatu…
Ước tính mỗi năm có khoảng 50 núi lửa phun trào, trong tổng số khoảng 1.500 núi lửa còn hoạt động trên thế giới.
Trẻ con chơi đùa tại trường học gần những đám mây bụi từ núi lửa Sinabung ở huyện Karo, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia ngày 10-2. Núi lửa Sinabung bắt đầu hoạt động trở lại từ năm 2010 sau 400 năm ngủ yên - Ảnh: AFP/Getty
Người dân lái xe ở làng Tiga Pancur, huyện Karo, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia trong tình trạng bị bụi phủ đầy người vào ngày 2-8, sau khi núi lửa Sinabung phun trào - Ảnh: AFP/Getty
Trong bức ảnh phơi sáng được chụp ngày 12-2 từ huyện Karo này, núi lửa Sinabung đang phun những đám mây tro màu đỏ vào không trung - Ảnh: AFP/Getty
Cận cảnh dòng dung nham đổ ra biển tại Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii ở Hawaii ngày 28-1 - Ảnh: Cục Khảo sát địa chất Mỹ/AP
Một du khách đứng nhìn núi lửa Etna, ngọn núi lửa cao nhất và hoạt động thường xuyên nhất của châu Âu, ở Sicily, hòn đảo miền Nam nước Ý, phun trào ngày 28-2 - Ảnh: Reuters
Núi lửa Etna phủ đầy băng phun trào ngày 16-3 - Ảnh: AP
Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh dòng dung nham chảy từ núi lửa Etna - Ảnh: Shutterstock
Một khu rừng bị dòng nham tầng đốt cháy trụi khi núi lửa Turrialba ở Cartago, Costa Rica phun ngày 3-2 - Ảnh: AFP/Getty
Dung nham phun ra từ núi lửa Piton de la Fournaise ở đảo Réunion thuộc Pháp ngày 14-7 - Ảnh: AFP/Getty
Hơi nước và bụi bốc lên từ núi lửa Manaro Voui ở đảo Ambae, hòn đảo phía bắc đảo quốc Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương ngày 1-10. Tháng 9 năm nay, chính quyền địa phương đã phải phát đi cảnh báo cho người dân trên đảo và đến giữa tháng 10 thì gần như di tản toàn bộ, do lo ngại khi thấy số đợt núi lửa phun trào gia tăng - Ảnh: Reuters
Một phụ nữ người Indonesia nhìn cảnh tượng phun trào của núi lửa Sinabung từ làng Tiga Pancur, huyện Karo, tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia ngày 3-11 - Ảnh: AFP/Getty
Tro bụi phun từ núi lửa Agung ở Bali, Indonesia ngày 26-11 - Ảnh: Reuters
Dân làng đứng nhìn nước sông ngập tràn tro bụi núi lửa ngày 28-11 trong đợt phun trào của núi lửa Agung ở Bali - Ảnh: Reuters
Tro bụi phun từ núi lửa Shiveluch ở Bán đảo Kamchatka, Nga sáng 5-12 - Ảnh: Shutterstock
Dung nham chảy trên sườn núi lửa Kīlauea ở Hawaii ngày 6-12 - Ảnh: Đài quan sát Núi lửa Hawaii/USGS