Thái Lan tiếp tục là vấn đề với tuyển Việt Nam trong suốt 3 năm qua, khi bóng chính thức lăn trở lại sau đại dịch Covid-19.

Đội hình xuất phát của tuyển Việt Nam

Trước trận đấu mang tính quyết định tranh ngôi đầu bảng cùng tấm vé đi tiếp với Hàn Quốc, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có sự khởi đầu thuận lợi khi thắng dễ Nepal 3-0 ngày ra quân ASIAD 19. Trận thắng này không chỉ giúp Thanh Thúy và các đồng đội có tâm lý tốt, mà nhiều trụ cột cũng được nghỉ ngơi.

Trong khi đó, Hàn Quốc không phải là đối thủ xa lạ với tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Tại giải vô địch châu Á 2023 hồi đầu tháng 9, đoàn quân huấn luyện viên Nguyễn Tuấn Kiệt từng gây "địa chấn" khi lội ngược dòng đánh bại Hàn Quốc 3-2, sau đó vào tới bán kết giải đấu.

Gặp lại nhau sau khoảng một tháng, hai đội nhập cuộc với thế trận đôi công hấp dẫn. Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chơi rất tự tin, dẫn trước đối thủ với khoảng cách 3 điểm nhưng sau đó đội Hàn Quốc gỡ hòa và vượt lên.

Sau khi tỷ số là 15-15, Hàn Quốc có những pha tấn công hiệu quả, trong khi hàng thủ tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam gặp lúng túng, chấp nhận thua 16-25 ở séc đầu tiên.

Bước vào séc 2, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn nhập cuộc với sự tự tin cao độ, có thời điểm dẫn trước đối thủ tới 3 điểm. Sau khi hai đội hòa 12-12, trận đấu giằng co rất hấp dẫn. Đáng tiếc là ở thời điểm quyết định, tuyển bóng chuyền nữ Hàn Quốc tận dụng được những tình huống hàng chắn Việt Nam tổ chức không tốt, qua đó thắng 25-22.

Các vận động viên Nhật Bản chiếm lợi thế.

Ở séc 3, các cô gái Việt Nam chơi hết mình, dốc hết sức lực nhằm rút ngắn tỷ số để có thể tạo nên cuộc lội ngược dòng ngoạn mục như trên đất Thái Lan hồi đầu tháng 9.

Thanh Thúy vẫn là tay đập chủ lực, ghi nhiều điểm số quan trọng giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vượt lên dẫn 14-12. Tỷ số là 19-19, và từ thời điểm này các cô gái Việt Nam chơi với tinh thần quả cảm.

Những pha di chuyển chéo ra sau lưng của Bích Thủy khiến đối thủ bất ngờ và chính tay đập có chiều cao 1m84 có pha bỏ nhỏ giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thắng 25-22 trong séc đấu này.

Ở séc 4, với lợi thế tâm lý, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chơi rất hiệu quả. Sau khi tỷ số là 15-15, Thanh Thúy và các đồng đội vươn lên dẫn 18-15, trước khi đánh bại đối thủ 25-22, đưa trận đấu vào séc thứ 5 quyết định.

Chiến đấu hết mình để gỡ hòa 2-2 và hướng tới séc đấu quyết định.

Bước vào séc đấu cuối cùng, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam có lợi thế dẫn 2 điểm, nhưng khoảng cách bị san lấp khi Hàn Quốc gỡ hòa 11-11. Tuy nhiên, ở thời điểm quan trọng nhất trận đấu, các cô gái Việt Nam ghi liền 4 điểm để kết thúc séc đấu với chiến thắng 15-11, chung cuộc thắng 3-2.

Đây là lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vòng khoảng một tháng, Thanh Thúy và các đồng đội đánh bại Hàn Quốc theo một kịch bản lội ngược dòng. Chiến thắng không chỉ giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam xếp nhất bảng C, mà còn rộng cửa vào bán kết để tranh huy chương ASIAD 19.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ có lần đầu tiên trong lịch sử tham dự bán kết bóng chuyền nữ ASIAD nếu giành được một chiến thắng ở vòng 8 đội trước chủ nhà Trung Quốc (đương kim vô địch) hoặc Triều Tiên.

Về hai đối thủ này, tuyển nữ Việt Nam sẽ hướng đến chiến thắng trước Triều Tiên khi đây là đội bóng không được đánh giá cao trong mùa giải năm nay, trái ngược với Trung Quốc có đội hình mạnh nhất và hiện giữ hạng 6 thế giới.

Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thái Lan (tiếng Thái: วอลเลย์บอลหญิงทีมชาติไทย) là đại diện của Thái Lan tại các giải đấu bóng chuyền quốc tế, được quản lý bởi Hiệp hội bóng chuyền Thái Lan.

Đội tuyển Thái Lan đạt được một số thành tích đáng kể của đội tuyển tại đấu trường quốc tế. Đội đã giành được huy chương bạc tại Montreux Masters 2016. Ngoài ra, đội còn cán đích ở vị trí thứ tư tại World Grand Prix 2012, hai lần giành được huy chương đồng tại Summer Universiade. Đội tuyển cũng đã bốn lần góp mặt tại Giải vô địch thế giới, một giải Cúp Thế giới, mười bốn lần tại World Grand Prix và hai lần tại World Grand Champions Cup.

Tại châu Á, đội đã giành huy chương bạc tại Đại hội thể thao châu Á 2018 và huy chương đồng tại Đại hội thể thao châu Á 2014. Ngoài ra, đội còn ba lần lên ngôi tại Giải vô địch châu Á, một lần đoạt Cúp bóng chuyền Châu Á.

Đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan hiện là một trong số các đội bóng mạnh của khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Hiện đội đang tham dự giải đấu FIVB Volleyball Nations League, là giải đấu bóng chuyền hàng năm dành cho các đội tuyển mạnh nhất thế giới. Tại đấu trường khu vực, Thái Lan thống trị môn bóng chuyền nữ tại các kỳ SEA Games kể từ năm 1995 đến nay.[1]

Bóng chuyền được phổ biến tại Thái Lan từ trước những năm 1900. Trước đây, bóng chuyền là môn thể thao phổ biến của người Trung Quốc và Việt Nam. Cho đến khi có sự tranh tài giữa các câu lạc bộ, hiệp hội cộng đồng, liên hệ thi đấu ở khu vực phía Bắc, khu vực Đông Bắc và giải bóng chuyền Cúp vàng khu vực phía Nam.

Từ năm 1934 Bộ Giáo dục đã ban hành luật bóng chuyền của Noppakun Pongsuwan. Ông là người rất giỏi về thể thao, đặc biệt là bóng chuyền. Ông đã mời chuyên gia đến giảng về cách chơi, luật bóng chuyền. Sau đó, Khoa Giáo dục Thể chất đã tổ chức giải bóng chuyền nữ thường niên. Lần đầu tiên Bộ Giáo dục Thể chất đưa vào trường giáo dục thể chất trung ương cho học sinh nữ học bóng chuyền và bóng lưới.

Năm 1957, Nawa Akat Ek Luang Supachalasai, Giám đốc Sở Giáo dục Thể chất đã thành lập "Hiệp hội Bóng chuyền Nghiệp dư Thái Lan", với mục đích hỗ trợ và quảng bá bóng chuyền tiến bộ và quản lý giải bóng chuyền 6 vận động viên và cuộc thi bóng chuyền hàng năm ở các cơ quan chính phủ khác, chẳng hạn như Khoa Giáo dục Thể chất, Ủy ban Thể thao Đại học, Thành phố Bangkok, Hội đồng Thể thao Quân đội, cũng như như giải bóng chuyền Đại hội thể thao toàn quốc Thái Lan ở nội dung bóng chuyền nữ và bóng chuyền nam.[2]

Đội hình của Giải bóng chuyền nữ FIVB Volleyball Nations League 2024 [3]

Huấn luyện viên trưởng: Nataphon Srisamutnak