Chùa Thiên Phúc là một ngôi chùa lịch sử nằm tại xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XVIII và là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Vĩnh Phúc. Chùa Thiên Phúc nằm trong một khuôn viên rộng rãi, bên cạnh là dãy núi non xanh tươi và suối nước trong lành. Đây là nơi lý tưởng để du khách tìm về bình yên và tĩnh lặng. Khi bước chân vào chùa, du khách sẽ được ngất ngưởng bởi vẻ đẹp trang nghiêm và tinh tế của kiến trúc cổ kính. Chùa Thiên Phúc được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với những họa tiết hoa văn tinh xảo và đường nét chạm khắc tinh xảo. Trong chùa có nhiều tượng Phật và bức thư pháp mang đậm nét văn hóa truyền thống. Ngoài việc tham quan và chiêm bái, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động tâm linh như làm lễ cúng, châm nhang hay tham gia các khóa tu thiền. Đây là cơ hội tuyệt vời để tìm về bản nguyên, lắng nghe tiếng lòng và tìm lại sự an bình trong tâm hồn. Chùa Thiên Phúc còn là nơi lưu trữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá. Du khách có cơ hội khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam thông qua các hiện vật trưng bày. Với vẻ đẹp tĩnh lặng và yên bình, Chùa Thiên Phúc là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Vĩnh Phúc. Hãy đến và trải nghiệm sự thanh tịnh và tinh thần tại ngôi chùa này để tìm lại sự thanh thản và bình yên trong cuộc sống hàng ngày.
Nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng (Huế) trong tà áo dài đến trường.
Mưa Huế thường mang theo những nỗi buồn, nỗi nhớ man mác của con người nơi đây. Nhà thơ Tố Hữu đã có câu thơ viết về mưa Huế:
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.”
Câu thơ như ngụ ý rằng chắc huế có nỗi niềm chi trời mới mưa để giải tỏa tâm trạng.
Cơn mưa bắt đầu rơi, vài giọt lắc rắc rồi to dần to dần. Giọt ngả, giọt xiên rớt lả chả trên thành phố. Không khí bắt đầu lạnh dần theo làn sương mờ ảo. Thành phố tập nập cũng dừng lại hẳn để trú mưa.Những cơn mưa dài khiến tôi muốn ngồi bên khung của sổ để ngắm mưa rơi. Uống một cốc trà hay tách cà phê rồi tương tư, suy ngẫm.
Rất nhiều lần, tôi đi dạo và lang thang dưới mưa nên được quan sát thành phố Huế chìm trong cơn mưa. Người người đi lại vội dừng xe để mặc áo mưa. Những gánh hàng rong bên đường cũng được các cụ các dì vội lấy dù che chắn. Tội nhất là những người bán hàng rong như thế này. Những ngày nắng họ đã vất vả nhiều, nay mưa càng khó khăn hơn. Những cụ đã già nhưng còn phải mưu sinh bên lề đường cùng gánh hành rong. Họ ngồi cô đơn, lạnh lẽo và mong muốn bán được hết sớm. Thành phố ồn ào bởi tiếng xe cộ bỗng chìm lắng bởi tiếng mưa rơi. Khách du lịch đến đây có dịp ngắm mưa rơi cũng là điều may mắn và thi vị. Huế không chỉ đep bởi phong cảnh, bởi con người, mà còn đẹp bởi những khoảnh khắc, bởi những cảnh tượng nhỏ bé xung quanh mà ít ai để ý.
Những ngày mưa lạnh thế này thích nhất là cùng bạn bè đi ăn khoai lang nướng, bắp nướng bên lề đường, uống cốc sữa nóng hay tách cafe rồi cùng ngắm mưa rơi. Làm tôi quên đi cái lạnh của ngày mưa xứ Huế.
Mưa đi theo những tà áo dài của các cô nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng trên đường tan học. Mưa ướt hết những con đường, những mái nhà, ướt hết cả những gánh hàng. Mưa mang theo cả những nỗi buồn, những kỉ niệm còn dang dở.
Huế ơi, mưa chi mà mưa lắm thế...
Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.
Tương truyền chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ đời Tiền Lê do một bà công chúa dựng lên đặt tên là Vĩnh Khánh tự, khi thiết lập mười ba trại (Thập tam trại) ở phía tây thành Thăng Long. Hiện nay chùa còn quả chuông “Vĩnh Khánh tự chung” đúc vào thời Lê Trung hưng thế kỷ XVI - XVIII, Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa (năm 1991 được trùng tu lại toàn bộ), hiện nay kiến trúc chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Chùa đặt trên một hòn núi đất, chùa là một nếp nhà dọc 5 gian nằm theo hướng bắc nam, cửa chính mở ở đầu hồi trước, phía sau là Thượng điện.
Theo thần phả, đình Vĩnh Phúc lập từ thời Lý (thế kỷ XI) thờ thành hoàng là ông Hoàng Phúc Trung, quê gốc làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) người có công vớt được xác công chúa, được vua Lý ban cho đất mười ba trại ở phía tây thành Thăng Long, đã đưa dân nghèo đến lập nghiệp.
Đình dựng quay về hướng nam. Đại đình 5 gian, toà Đại bái 3 gian 2 dĩ, Hậu cung 2 gian. Hằng năm để tưởng nhớ thành hoàng, dân mười ba trại cùng dân Lệ Mật mở hội.
Đình, chùa Vĩnh Phúc đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02