{"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O34U4":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O34U1":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O34U3":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O3410":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O3416":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O3413":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O34H0":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O34H2":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O34H1":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O34H3":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O3490":{"windowState":"normal","portletMode":"view"},"Z7_5PKIGBC0N0NKB0Q3NBB27O3492":{"windowState":"normal","portletMode":"view"}}

Điều kiện để lấy chồng bộ đội hiện nay

Kết hôn là sự kiện pháp lý được xác định trên cơ sở tự nguyện của đôi nam, nữ. Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì trước hết công dân cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo quy định này thì người đăng ký kết hôn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

Về độ tuổi kết hôn: độ tuổi kết hôn của công dân nam là từ đủ 20 tuổi và độ tuổi kết hôn của công dân nữ là từ đủ 18 tuổi;

Việc kết hôn được thực hiện hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện của cả nam và nữ;

Người thực hiện thủ tục kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b,c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành như: tảo hôn, kết hôn với người đã có vợ hoặc chồng…

Theo đó, khi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì công dân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu trên.

Tuy nhiên, khi công dân kết hôn với người công tác, phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội kết hôn thì cần phải lưu ý về điều kiện kết hôn theo quy định của nội bộ ngành.

Theo quy định của lực lượng Quân đội nhân dân thì người kết hôn với người công tác trong quân đội phải đảm bảo các tiêu chuẩn của các tiêu chí: quốc tịch, tôn giáo và lý lịch trong phạm vi 03 đời.

Do đó, những người có lý lịch bản thân thuộc một trong các trường hợp sau sẽ không được kết hôn cùng với bộ đội:

Gia đình có lịch sử đã làm tay sai cho chế độ phong kiến, đã tham gia vào lực lượng quân đội Sài Gòn trong giai đoạn trước năm 1975;

Bố mẹ hoặc bản thân người có dự định kết hôn cùng bộ đội có tiền án hoặc đang phải thi hành án phạt tù theo quyết định/ bản án của Toà án nhân dân có thẩm quyền;

Gia đình hoặc bản thân người có dự định kết hôn cùng bộ đội theo tôn giáo, tín ngưỡng như: Thiên chúa giáo, đạo tin lành…;

Gia đình hoặc bản thân của người có dự định kết hôn cùng bộ đội là người dân tộc Hoa (nguồn gốc từ Trung Quốc);

Bố mẹ của người có dự định kết hôn cùng bộ đội hoặc bản thân người đó là người có quốc tịch nước ngoài (kể cả trường hợp đã được nhập quốc tịch Việt Nam).

Như vậy, để kết hôn cùng với người công tác, phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân thì ngoài việc chú ý đến các điều kiện kết hôn nói chung của công dân được điều chỉnh bởi pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì công dân còn phải chú ý đến điều kiện riêng của ngành này.

Khi đảm bảo tất cả các điều kiện được nêu trên thì các bên có thể tiến hành đăng ký kết hôn bình thường theo thủ tục được quy định bởi Luật Hộ tịch hiện hành.

Các chế độ của bộ đội sau khi xuất ngũ được quy định như thế nào?

Chọn trang liên kết Thành phố Cần Thơ

Bộ đội là người phục vụ trong lực lượng Quân đội nhân dân nên việc kết hôn với bộ đội cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của quân đội. Vậy điều kiện để lấy chồng bộ đội là gì? Lấy chồng bộ đội được hưởng chế độ gì?

Lấy chồng bộ đội được hưởng chế độ gì?

Lấy chồng bộ đội được hưởng chế độ gì?

Như đã phân tích trên thì việc lấy chồng bộ đội được quy định chặt chẽ, không chỉ chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật Việt Nam mà còn chịu sự điều chỉnh bởi quy định, quy chế riêng của ngành quân đội.

Tuy nhiên, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn với người trong lực lượng Quân đội nhân dân thì công dân sẽ được hưởng các chế độ dành riêng cho thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội.

Theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP thì vợ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan…(người công tác, học tập và phục vụ trong lực lượng quân đội) sẽ được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế để được hưởng các chế độ, quyền lợi chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Theo đó, số tiền tham gia bảo hiểm y tế của người lấy chồng bộ đội sẽ do nguồn Ngân sách Nhà nước chi trả mà họ không phải bỏ ra bất kỳ khoản chi phí nào. Như vậy, khi lấy chồng là bộ đội, công dân sẽ được Nhà nước hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng các chế độ thăm khám, chăm sóc sức khoẻ.

Thủ tục kết hôn với bộ đội hiện nay

Về bản chất, việc đăng ký kết hôn sẽ đươc thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định của Luật Hộ tịch năm 2014.

Tuy nhiên, đối với trường hợp công dân kết hôn với người công tác trong lực lượng Quân đội nhân dân thì phải đảm bảo được thẩm tra lý lịch 03 đời trước khi làm thủ tục kết hôn theo quy định thông thường.

Theo đó, để kết hôn với bộ đội, các bên đăng ký kết hôn cần thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Người kết hôn cùng bộ đội nộp đơn xin tìm hiểu cùng với bản Thẩm tra sơ yếu lý lịch theo mẫu của Bộ Quốc phòng đến cơ quan, đơn vị nơi bộ đội công tác;

Bước 2: Bộ phận quản lý cán bộ của cơ quan, đơn sĩ sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch của người yêu cầu sau khi nhận được đơn và phiếu thẩm tra lý lịch;

Bước 3: Bộ phận quản lý cán bộ sẽ gửi kết quả thâm tra đến thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi bộ đội công tác. Nếu cơ quan, đơn vị đồng ý thì các bên sẽ tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định hiện hành. Nếu không được đồng ý thì sẽ không được phép thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn;

Bước 4: Các bên làm thủ tục đăng ký kết hôn tại phòng Tư pháp- Hộ tịch của UBND cấp xã/ phường/ thị trấn nơi vợ hoặc chồng cư trú;

Bước 5: Công chức Hộ tịch- tư pháp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ yêu cầu đăng ký kết hôn của đôi nam, nữ. Nếu đảm bảo điều kiện thì sẽ ghi vào Sổ hộ tịch và cùng cả hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộc tịch.

Bước 6: Công chức Hộ tịch- tư pháp báo cáo với chủ tịch UBND, sau đó chủ tịch UBND sẽ ký và trao Giấy đăng ký kết hôn cho nam, nữ.

Trên đây là những chế độ được hưởng khi lấy chồng bộ đội mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Ở Sư đoàn 316 (Quân khu 2), năm nào cũng vậy, trước khi bàn giao quân nhân hoàn thành NVQS về địa phương, các đơn vị thuộc Sư đoàn 316 đều dành nhiều thời gian tổ chức sinh hoạt, tọa đàm... nhằm tuyên truyền, phổ biến, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, hiểu biết pháp luật cho bộ đội; nhắc nhở anh em giữ gìn, phát huy bản lĩnh, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong mọi hoàn cảnh. Cùng với đó, Sư đoàn cũng yêu cầu các đơn vị tập trung phổ biến, quán triệt sâu, kỹ về chế độ, tiêu chuẩn bộ đội xuất ngũ được hưởng theo quy định, tránh tình trạng anh em còn băn khoăn, thắc mắc mà không được giải đáp. Đại tá Vũ Ngọc Hai, Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 316 cho biết: “Trước thời điểm bộ đội xuất ngũ khoảng hai tháng, Sư đoàn phối hợp với các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài Quân đội tư vấn, hướng nghiệp cho bộ đội. Chúng tôi cũng phổ biến, thông tin đầy đủ về những quyền lợi mà hạ sĩ quan, chiến sĩ được hưởng như: Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm; quyền lợi về bảo hiểm xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Chỉ huy các đơn vị luôn sẵn sàng giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc, băn khoăn về chế độ, tiêu chuẩn của bộ đội qua nhiều hình thức”.

Sau gần hai năm rèn luyện trong quân ngũ, Binh nhất Đỗ Hữu Vũ, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 316 rắn rỏi và chững chạc hơn rất nhiều. Chỉ huy Tiểu đoàn 14 cho biết, ngày mới về đơn vị, Vũ thường thiếu tập trung trong công việc, ít nói, khó gần. Nguyên nhân một phần bởi Vũ đã lập gia đình trước khi nhập ngũ và thời điểm ấy, vợ anh mới sinh con gái đầu lòng. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của chỉ huy và đồng đội, Đỗ Hữu Vũ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, là một trong số những chiến sĩ có kết quả rèn luyện và thành tích huấn luyện cao nhất tiểu đoàn. Đầu năm 2022, Vũ được lựa chọn tham gia Hội thao khẩu đội pháo binh toàn năng toàn quân do Binh chủng Pháo binh tổ chức, cùng đồng đội đoạt giải nhất toàn đoàn khối các quân khu, được Chính ủy Quân khu 2 tặng bằng khen... Chia sẻ về những dự định sau khi xuất ngũ, Binh nhất Đỗ Hữu Vũ cho hay: “Được cán bộ đơn vị tuyên truyền, phổ biến, tôi đã nắm chắc các chế độ, tiêu chuẩn được hưởng. Với số tiền trợ cấp xuất ngũ, tiền phụ cấp dành dụm được hằng tháng, tôi sẽ đăng ký học nghề, tìm kiếm việc làm để giúp đỡ gia đình”.

Năm 2020, sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Sùng A Thềnh tình nguyện viết đơn nhập ngũ và được biên chế về Trung đội 6, Đại đội 6, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 82 (Quân khu 2). Mới đây, Binh nhất Sùng A Thềnh được chi bộ đề nghị tổ chức đảng cấp trên xét, kết nạp Đảng. Trò chuyện với chúng tôi, Sùng A Thềnh cho biết: “Qua phổ biến của cán bộ các cấp, tôi đã nắm chắc, đầy đủ chế độ, tiêu chuẩn, quyền lợi được hưởng khi xuất ngũ. Với những kinh nghiệm có được trong thời gian tại ngũ, nhất là những đợt hành quân dã ngoại kết hợp giúp bà con vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tôi mong muốn được tham gia công tác xã hội ở địa phương sau khi xuất ngũ”. Theo Đại úy Bùi Văn Huy, Chính trị viên Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 82, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, trước thời điểm bộ đội xuất ngũ, các đơn vị trực thuộc tiểu đoàn đều công khai chế độ, tiêu chuẩn anh em được hưởng trên tờ giấy A3 và dán tại các vị trí bộ đội dễ quan sát. Ngoài ra, tiểu đoàn và các đại đội tổ chức sinh hoạt tập trung để quán triệt, phổ biến kỹ về chế độ, tiêu chuẩn của bộ đội. Nhờ đó, 100% chiến sĩ chuẩn bị xuất ngũ luôn nắm chắc các nội dung về chế độ, chính sách, yên tâm tư tưởng; nội bộ đơn vị đoàn kết, thống nhất...