Anh Quốc được biết đến là một đất nước có nền giáo dục tiên tiến. Tại đây có những trường lâu đời, có uy tín nhất trên thế giới và cũng là nơi có nhiều cải cách về giáo dục nhất trên thế giới. Bằng do các trường Anh quốc cấp được công nhận trên toàn thế giới.

Du học Đức tại các trường đào tạo nghề

Đức là quốc gia có dân số già, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp tại Đức lại rất thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do học sinh ở đây được định hướng về nghề nghiệp từ rất sớm và rõ ràng. Với những học sinh có học lực trung bình khá, thay vì lựa chọn chương trình giáo dục Đại học, các em được định hướng sang học nghề khi du học Đức. Thời gian học nghề tại Đức thông thường sẽ kéo dài từ 2 năm đến 3 năm.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tìm việc làm tại Đức hoặc có thể học lên Đại học. Cơ hội việc làm tại nước Đức nói riêng và Châu Âu nói chung rất cao vì các quốc gia này luôn thiếu nguồn nhân lực có tay nghề trong rất nhiều ngành, điển hình là lĩnh vực về công nghệ thông tin, cơ khí, sửa chữa máy móc, điều dưỡng…

Trong quá trình học nghề thì sinh viên sẽ được tạo điều kiện thực tập tại các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy để trau dồi kỹ năng và sẽ được trả lương thực tập. Chương trình được thiết kế 50:50, tức là một nửa thời gian học tại trường đào tạo và một nửa thời gian đi thực tập hưởng lương. Hệ đào tạo này vẫn hoàn toàn miễn phí cho đến khi kết thúc khoá học.

Ở Đức có hơn 380 trường Đại học đặt tại 175 thành phố. Hàng năm, có hơn 2 triệu sinh viên theo đuổi 15,000 chương trình đại học và sau đại học ở Đức. Tại đây, các khóa Cử nhân kéo dài từ 6 đến 8 kỳ tùy vào ngành học, các khóa Thạc sỹ kéo dài từ 2 đến 4 kỳ học. Đối với các chương trình Tiến sĩ, thời gian có thể kéo dài từ 3 – 10 năm.

Chương trình đại học ở Đức thu hút nhiều du học sinh (Nguồn: Internet)

Hệ thống giáo dục của Đức được xây dựng theo hai loại hình đào tạo chính, đó là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng. Ngoài ra còn có một hệ thống chuyên biệt nữa, đó là các trường về nghệ thuật, âm nhạc và điện ảnh.

Du học Đức tại trường nào là câu hỏi mà sinh viên luôn tìm kiếm câu trả lời. Có thể kể đến một số trường như:

Các trường Đại học tổng hợp tại Đức cung cấp nhiều khóa học thuộc mọi lĩnh vực và tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy. Những trường đại học này thường giảng dạy theo hướng truyền thống và có nhiều lựa chọn về chuyên ngành. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.

2. Đại học Khoa học Ứng dụng (FH)

Những trường Đại học Khoa học Ứng dụng tập trung nhiều hơn vào việc thực hành và ứng dụng trong quá trình học tập. Tại đây, sinh viên được quan sát thực tế và làm các đề tài ở doanh nghiệp cũng như các phòng, ban chuyên môn.

Các trường này chủ yếu giảng dạy ngành CNTT (IT), Công nghệ, Nghiên cứu Kinh doanh, Hoạt động Xã hội, Thiết kế, Giáo dục, Điều dưỡng, Khoa học Tự nhiên và Ứng dụng. Đặc biệt sau khi tốt nghiệp sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau vì phần lớn các doanh nghiệp tại Đức cũng như doanh nghiệp trên toàn thế giới đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề cao.

Các trường đại học Khoa học Ứng dụng có chất lượng đào tạo tốt (Nguồn: Internet)

3. Đại học Nghệ thuật, Âm nhạc và Điện ảnh (Kunst-und Musikhochschulen)

Du học Đức tại trường Nghệ thuật, sinh viên sẽ được tiếp cận với phong cách học tập độc lập, đề cao những phương pháp sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Khi theo học ở đây, sinh viên có thể sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra năng khiếu của mình trong lĩnh vực đã lựa chọn. Những môn học ở đây sẽ bao gồm mọi loại hình nghệ thuật từ mỹ thuật, thiết kế thời trang, điện ảnh, nhạc cụ đến thiết kế đồ họa.

Sở hữu tấm bằng khi du học Đức luôn là ước mơ của không chỉ sinh viên Việt Nam, mà còn là động lực của rất nhiều sinh viên khác trên thế giới. Tuy nhiên, để kế hoạch của mình có thể diễn ra suôn sẻ thì mỗi cá nhân cần có những bước chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho việc học tập của mình

Tags: chương trình du học Đức, các trường đại học sinh viên có thể chọn khi đi du học Đức, nên du học Đức khi nào, có nên học nghề ở Đức, hệ thống giáo dục của Đức

Các cấp bậc học trong tiếng Anh là gì? Các bạn hãy tìm hiểu cùng với Sài Gòn Vina qua bài viết dưới đây nhé.

Các cấp học  trong  tiếng  Anh.

Trường mầm non: Nursery School.

Trường tiểu học: Primary School.

Trường trung học cơ sở: Junior high school.

Trường trung học phổ thông: High school.

Trường nội trú: Boarding school.

Trường tư thục: Private school.

I am studying at Di An High school.

(Tôi đang học tại trường trung học phổ thông Dĩ An.)

She is studying at Nguyen Khuyen Boarding school.

(Cô ấy đang học tại trường tư thục Nguyễn Khuyến.)

We are studying at Võ Trường Toản Junior high school.

(Chúng tôi đang học tại trường trung học cơ sở Võ Trường Toản.)

My major is economics, and I'm studying at Ho Chi Minh City University of Technology and Education.

(Chuyên ngành của tôi là kinh tế học, và tôi đang học tại trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật.)

Bài viết các cấp bậc học trong tiếng Anh được soạn bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn

CÁC CẤP BẬC TRONG LỤC QUÂN BẰNG TIẾNG ANH (RANKS IN THE ARMY IN ENGLISH)

1. CẤP BẬC TRONG LỤC QUÂN (RANKS IN THE ARMY)

QUÂN ĐỘI ANH: LỤC QUÂN (BRITISH ARMY)

Field-Marshal /ˈfiːld mɑːʃl/ : Nguyên soái General /ˈdʒen(ə)rəl / : Đại tướng Lieutenant-general /lefˌtenənt ˈdʒenrəl/: Trung tướng Major-general /ˌmeɪdʒə ˈdʒenrəl/: Thiếu tướng  Brigadier /ˌbrɪɡədɪə/: Chuẩn tướng

Colonel /ˈkɜːn(ə)l/: Đại tá Lieutenant-Colonel /lefˌtenənt ˈkɜːnl/: Trung tá Major /ˈmeɪdʒə(r)/: Thiếu tá

Captain /ˈkæptɪn/: Đại úy Lieutenant /lefˈtenənt/: Trung úy 2nd Lieutenant: /ˌsekənd ˌlefˈtenənt/: Thiếu úy Warrant Officer /ˈwɒrənt ɒfɪsə(r)/: Chuẩn úy

Staff Sergeant /ˈstɑːf sɑːdʒənt/: Thượng sĩ Sergeant /ˈsɑːdʒənt/: Trung sĩ Corporal /ˈkɔːpərəl/: Hạ sĩ Lance Corporal /ˌlɑːns ˈkɔːpərəl/: Binh nhất Private /ˈpraɪvət/: Binh nhì

QUÂN ĐỘI MỸ: LỤC QUÂN (US ARMY)

General of the Army /ˌdʒenrəl əv ði ˈɑːrmi/: Thống tướng General /ˈdʒen(ə)rəl /: Đại tướng  Lieutenant-General /luːˌtenənt ˈdʒenrəl/ : Trung tướng Major-General /ˌmeɪdʒə ˈdʒenrəl/: Thiếu tướng  Brigadier General /ˌbrɪɡədɪr ˈdʒenrəl/: Chuẩn tướng

Colonel /ˈkɜːn(ə)l/: Đại tá Lieutenant-Colonel /luːˌtenənt ˈkɜːrnl/ : Trung tá Major /ˈmeɪdʒə(r)/ : Thiếu tá

Captain /ˈkæptɪn/: Đại úy 1st Lieutenant /lefˈtenənt/ /ˌfɜːrst luːˈtenənt/ : Trung úy 2nd Lieutenant /ˌsekənd ˌluːˈtenənt/: Thiếu úy Warrant Officer /ˈwɔːrənt ɑːfɪsər/: Chuẩn úy

Sergeant Major /ˌsɑːrdʒənt ˈmeɪdʒər/: Thượng sĩ Sergeant /ˈsɑːrdʒənt/ : Trung sĩ Corporal /ˈkɔːrpərəl/: Hạ sĩ Private 1st Class /ˌpraɪvət ˌfɜːrst ˈklæs/: Binh nhất Private /ˈpraɪvət/: Binh nhì

Một số chương trình đào tạo sinh viên có thể lựa chọn khi du học Đức

Nếu bạn muốn vào thẳng các trường đại học Đức mà không cần trải qua một năm học dự bị thì lựa chọn du học Đức bậc phổ thông chính là sự lựa chọn tối ưu. Các bạn sinh viên sẽ có tối thiểu 3 năm học tại hệ thống trường Gymnasium. Đây là hệ thống trường dành cho học sinh khá giỏi, sẽ có các lớp học từ lớp 5 đến 12 hoặc 13 (tuỳ từng bang cụ thể). Các môn học có thể tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường nhưng nói chung đều có các môn học như: Tiếng, Đức, Toán, Khoa học Máy tính, Lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Lịch sử, …

Từ năm lớp 11 trở đi học sinh có thể tự do lựa chọn những môn học mà mình yêu thích để nghiên cứu chuyên sâu. Học sinh tốt nghiệp lớp 12 ở một số bang đã có thể lấy Abitur, nhưng thông thường các bang khác vẫn yêu cầu học sinh phải hết lớp 13. Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài (Abitur) và chuẩn bị cho học sinh lên học Đại học (Universität) hoặc Đại học ứng dụng (Fachhochschule).

Du học Đức bậc phổ thông trung học (Nguồn: Internet)